Ai là người đại diện theo pháp luật của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông?
Lãnh đạo Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1513/QĐ-BTTTT năm 2021) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo
a) Hiệu trưởng;
b) Các Phó Hiệu trưởng.
...
Theo đó, lãnh đạo Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông gồm:
- Hiệu trưởng;
- Các Phó Hiệu trưởng.
Ai là người đại diện theo pháp luật của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về người đại diện theo pháp luật của Trường như sau:
Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo đó, Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của Trường, do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng như sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Trường theo quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quy chế này.
- Phụ trách chung mọi công việc của Trường; chỉ đạo xây dựng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Trường.
- Ban hành các nội quy, quy định nội bộ của Trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của Trường theo những quy định của pháp luật hiện hành.
- Quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của Trường.
- Xây dựng phương án thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trường theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài sản; Quản lý đầu tư xây dựng và các hoạt động tài chính của Trường theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật, khen thưởng viên chức, phân bổ số lượng người làm việc cho các đơn vị trực thuộc Trường theo phân cấp của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Ai là người đại diện theo pháp luật của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)
Người giúp việc Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định người giúp việc Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như sau:
Phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trường. Phó Hiệu trưởng giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng quy định, phân công thông qua việc ban hành các quyết định và thông báo công khai.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì người giúp việc Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là Phó Hiệu trưởng.
- Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
- Phó Hiệu trưởng giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng quy định, phân công thông qua việc ban hành các quyết định và thông báo công khai.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?