Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo người lao động đình công? Trước khi đình công có cần phải lấy ý kiến của tất cả người lao động không?
- Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo người lao động đình công?
- Trước khi đình công có cần phải lấy ý kiến của tất cả người lao động không?
- Tiền lương của người lao động trong thời gian đình công sẽ được tính như thế nào?
- Người lao động khi tham gia đình công không được phép thực hiện những hành vi gì?
Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo người lao động đình công?
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc đình công như sau:
Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức đại diện người lao động (có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể) hay còn gọi là công đoàn sẽ có quyền tổ chức và lãnh đạo người lao động đình công.
Đình công (Hình từ Internet)
Trước khi đình công có cần phải lấy ý kiến của tất cả người lao động không?
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc lấy ý kiến về đình công như sau:
Lấy ý kiến về đình công
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Theo đó, trước khi tiến hành đình công thì tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công phải lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
Tiền lương của người lao động trong thời gian đình công sẽ được tính như thế nào?
Tại Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công như sau:
Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong thời gian đình công, tiền lương của người lao động sẽ được tính như sau:
- Đối với người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công: được trả lương theo mức do công ty và họ thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Đối với người lao động tham gia đình công: không được trả lương, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Người lao động khi tham gia đình công không được phép thực hiện những hành vi gì?
Căn cứ theo Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, khi tham gia đình công người lao động không được thực hiện những hành vi sau đây:
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động;
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng;
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?