Ai được xem là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự?
- Ai được xem là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự?
- Thẩm phán và người thuộc hội đồng xét xử là người thân thích của nhau thì Thẩm phán có bị thay đổi không?
- Thẩm phán và bị cáo là người thân thích của nhau thì Thẩm phán có bị thay đổi không?
- Ai có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán trong một vụ án hình sự?
Ai được xem là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Như vậy, trong tố tụng hình sự người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự là người có quan hệ với người tham gia tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Ai được xem là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)
Thẩm phán và người thuộc hội đồng xét xử là người thân thích của nhau thì Thẩm phán có bị thay đổi không?
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo đó, Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi là người thân thích với người thuộc Hội đồng xét xử.
Thẩm phán và bị cáo là người thân thích của nhau thì Thẩm phán có bị thay đổi không?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Như vậy, quy định trên đã dẫn chiếu đến Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể Điều này có quy định như sau:
Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, nếu thẩm phán và bị cáo là người thân thích của nhau thì thuộc trường hợp thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Ai có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán trong một vụ án hình sự?
Căn cứ Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định quy định như sau:
Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Căn cứ quy định thì thẩm phán là 1 trong những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, những chủ thể có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán là:
- Kiểm sát viên.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc gì theo quy định pháp luật?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có được chuyển đổi sang phương pháp kê khai không?
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?