Ai được quyền sử dụng vũ khí thể thao? Có được mang súng thể thao về nhà để tự tập luyện không?

Cho hỏi đối tượng nào được quyền sử dụng vũ khí thể thao? Tôi là Anh Quân, tôi chuẩn bị tham gia cuộc thi bắn súng Olympic nên thắc mắc liệu có thể được mang súng thể thao từ Trung tâm huấn luyện về nhà để tự tập luyện không? Xin cảm ơn!

Vũ khí thể thao là gì?

Tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về khái niệm vũ khí thể thao như sau;

"5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao."

Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

- Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Ai được quyền sử dụng vũ khí thể thao?

Đối tượng được sử dụng vũ khí thể thao

Theo Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về đối tượng được trang bị vũ khí thể thao như sau:

(1) Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Công an nhân dân;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

(3) Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Quy định về đối tượng được trang bị vũ khí thể thao được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

"2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:
a) Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;
b) Học viện, trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao."

Có được mang súng thể thao về nhà để tự tập luyện không?

Căn cứ Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về sử dụng vũ khí thể thao như sau:

"Điều 27. Sử dụng vũ khí thể thao
1. Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu."

Theo đó, súng thể thao chỉ được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn. Ngoài ra, súng thể thao có thể được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.

Như vậy, theo quy định trên, anh sẽ không được mang súng thể thao về nhà để tự tập luyện.

4,592 lượt xem
Súng thể thao
Vũ khí thể thao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vũ khí thể thao là gì? Dân quân tự vệ có phải đối tượng được phép trang bị vũ khí thể thao không?
Pháp luật
Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không? Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường Công an nhân dân có phải là đối tượng được trang bị vũ khí thể thao hay không? Thủ tục trang bị vũ khí thể thao và thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc nhập khẩu vũ khí thể thao và đạn sử dụng cho vũ khí thể thao hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai được quyền sử dụng vũ khí thể thao? Có được mang súng thể thao về nhà để tự tập luyện không?
Pháp luật
Người chế tạo trái phép vũ khí thể thao gây thiệt hại tài sản 200.000.000 đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được trang bị súng trường bắn đạn nổ? Thủ tục trang bị súng trường bắn đạn nổ như thế nào?
Pháp luật
Súng trường bắn đạn nổ là gì? Người được giao sử dụng súng trường bắn đạn nổ cần bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Súng bắn đĩa bay là loại vũ khí gì? Những đối tượng nào được trang bị súng bắn đĩa bay theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Súng thể thao Vũ khí thể thao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Súng thể thao Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí thể thao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào