Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp? Mức giá cước được áp dụng là bao nhiêu?

Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp? Mức giá cước được áp dụng là bao nhiêu? Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thế nào về giá cước công ích khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp? Câu hỏi của anh Tùng (Hải Phòng).

Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp là các loại dịch vụ nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT có quy định:

Danh mục dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc
Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc bao gồm:
1. Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp (dịch vụ gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp, bao gồm số dịch vụ gọi Công an 113, số dịch vụ gọi Cứu hỏa 114, số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế 115).
2. Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải.
3. Dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.

Theo đó dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp là dịch vụ gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp, bao gồm số dịch vụ gọi Công an 113, số dịch vụ gọi Cứu hỏa 114, số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế 115.

Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp?

Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp? (Hình từ Internet)

Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp? Mức giá cước được áp dụng là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT có quy định như sau:

Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp
1. Đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bao gồm:
a) Người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp;
b) Người sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp.
2. Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bao gồm:
a) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp;
b) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp.
3. Giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp áp dụng cho các đối tượng tại Khoản 1 Điều này là 0 đồng/phút.
4. Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt khởi phát cuộc gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp là 200 đồng/phút (hai trăm đồng một phút). Thời gian tính hỗ trợ làm tròn theo phút của mỗi liên lạc.
5. Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất khởi phát cuộc gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp bằng với giá cước kết nối (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo quy định pháp luật được áp dụng tại thời điểm phát sinh cuộc gọi. Thời gian tính hỗ trợ làm tròn theo phút của mỗi liên lạc.

Theo đó đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp bao gồm:

- Người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp;

- Người sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp.

Các đối tượng này được hưởng giá cước dịch vụ là 0 đồng/phút.

Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thế nào về giá cước công ích khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp?

Tại Điều 21 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT có quy định như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông về giá cước công ích khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
1. Đối với dịch vụ viễn thông công ích quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và 14 của Thông tư này, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích theo đúng giá cước công ích, cách xác định thời gian sử dụng và phương thức tính giá cước theo quy định tại các Điều tương ứng.
2. Đối với dịch vụ viễn thông công ích quy định tại các Điều 9, 10, 11 và 13 của Thông tư này, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có trách nhiệm:
a) Ban hành quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích cụ thể áp dụng cho từng dịch vụ viễn thông công ích được doanh nghiệp cung cấp. Giá cước công ích do doanh nghiệp ban hành không được cao hơn giá cước công ích tối đa tương ứng quy định tại Thông tư này;
b) Gửi báo cáo giá cước dịch vụ viễn thông công ích đến Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp có hiệu lực ít nhất 03 (ba) ngày làm việc. Trường hợp phát hiện hồ sơ báo cáo giá cước của doanh nghiệp không phù hợp với quy định hiện hành về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
Hồ sơ báo cáo giá cước dịch vụ viễn thông công ích bao gồm: công văn báo cáo giá cước dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp; quyết định ban hành giá cước dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp; danh sách các gói cước có nội dung giống gói cước công ích doanh nghiệp gửi báo cáo.
c) Áp dụng cách xác định thời gian sử dụng và phương thức tính giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo đúng quy định về cách xác định thời gian và phương thức tính giá cước mà doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ không phải là đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích của gói cước đó.

Theo đó đối với giá cước công ích khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp thì doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích theo đúng giá cước công ích, cách xác định thời gian sử dụng và phương thức tính giá cước theo quy định tại các Điều tương ứng.

Dịch vụ viễn thông công ích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để làm gì? Việc chi không thường xuyên của Quỹ gồm nội dung nào?
Pháp luật
Dịch vụ viễn thông công ích gồm những loại dịch vụ nào? Ai có quyền phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích?
Pháp luật
Danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích thuộc chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là dịch vụ truyền số liệu để kết nối thông tin từ đất liền ra các xã đảo, huyện đảo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối tượng của chính sách hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh thuộc Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là ai?
Pháp luật
Đối tượng thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia có được hưởng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau không?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông đóng góp tài chính không đầy đủ vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ báo cáo giá cước dịch vụ viễn thông công ích phổ cập bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu gì? Danh mục dịch vụ viễn thông công ích phổ cập có các loại dịch vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông công ích
609 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông công ích
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào