Ai được cấp mã số AEP? Thủ tục cấp mã số AEP trong lĩnh vực hàng không hiện nay được thực hiện như thế nào?
AEP là gì? Ai được cấp mã số AEP?
Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 68/2015/NĐ-CP có định nghĩa về mã sô AEP như sau:
Mã số AEP (Authority Entry Point Code) là mã số được cấp theo quy định của Công ước Cape Town để phục vụ cho việc đăng ký hoặc xóa đăng ký các quyền lợi quốc tế đối với tàu bay.
Theo đó, có thể hiểu AEP là mã số được cấp để phục vụ cho quá trình đăng ký hoặc xóa đăng ký các quyền lợi quốc tế đối với tàu bay dựa trên Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Cape Town).
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 68/2015/NĐ-CP một số cụm từ được thay thế bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thủ tục cấp mã số AEP
1. Tổ chức, cá nhân có các quyền lợi quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam đề nghị cấp mã số AEP gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin ghi trong hồ sơ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng được cấp mã số AEP là các tổ chức, cá nhân các quyền lợi quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị.
Ai được cấp mã số AEP? Thủ tục cấp mã số AEP trong lĩnh vực hàng không hiện nay được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp mã số AEP trong lĩnh vực hàng không hiện nay được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 11 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Thủ tục cấp mã số AEP trong lĩnh vực hàng không hiện nay được thực hiện theo trình tự như sau:
- Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân có các quyền lợi quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam đề nghị cấp mã số AEP gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin ghi trong hồ sơ.
- Giải quyết thủ tục hành chính:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp mã số AEP và trả lại 01 tờ khai cho người đề nghị; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trong đó, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Cách thức thực hiện:
+ Gửi hồ sơ trực tiếp;
+ Qua đường bưu chính; hoặc
+ Trên môi trường điện tử; hoặc
+ Các hình thức phù hợp khác.
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam.
+ Cơ quan phối hợp: Không có
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cấp mã số AEP
- Phí, lệ phí:
Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền lợi quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam (Mã số AEP): 10.000.000đồng/lần.
Hồ sơ đề nghị cấp mã số AEP gồm những gì?
Căn cứ khoản 11.3 tiểu mục 11 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Hồ sơ đề nghị cấp mã số AEP hiện nay bao gồm:
- 02 tờ khai cấp mã số AEP theo Mẫu;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị cấp mã số AEP trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị cấp mã số AEP do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền lợi quốc tế đối với tàu bay của người đề nghị cấp mã số AEP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?