Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo?

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại đâu? Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Thanh - Long Thành.

Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
...
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.

Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.

Đào tạo thường xuyên

Đào tạo thường xuyên

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại đâu?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
...
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung công khai, gồm: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, mục tiêu và nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chứng chỉ đào tạo, mức học phí phải nộp, các chính sách hỗ trợ (nếu có).

Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo thường xuyên
1. Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
a) Tên chương trình đào tạo;
b) Mục tiêu chương trình đào tạo;
c) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
d) Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
đ) Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
e) Phương pháp và thang điểm đánh giá.

Theo đó, xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:

- Tên chương trình đào tạo;

- Mục tiêu chương trình đào tạo;

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;

- Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);

- Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;

- Phương pháp và thang điểm đánh giá.

Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
1. Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo bao gồm:
a) Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);
b) Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;
c) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
...

Như vậy, cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng bao gồm:

- Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);

- Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có bị giải thể khi không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép giải thể trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập tối thiếu là bao nhiêu?
Pháp luật
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? Quy trình đánh giá nội bộ hệ thống này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Pháp luật
Muốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,115 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào