Ai có trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra ngân sách huyện? Kết luận thanh tra phải có nội dung nào?
Thực hiện báo cáo kết quả thanh tra ngân sách huyện như thế nào?
Theo Mục 1 Phần D Quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-BTC năm 2013 quy định thực hiện báo cáo kết quả thanh tra ngân sách huyện như sau:
Kết thúc thanh tra tại từng đơn vị được thanh tra trong cuộc thanh tra ngân sách huyện, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, thông qua và ký Biên bản với đơn vị được thanh tra, trong thời hạn của cuộc thanh tra.
Biên bản ghi rõ nội dung, tình hình, số liệu những việc đã được tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh tại đơn vị.
- Trong thời hạn theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra lập Báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau:
- Khái quát về ngân sách huyện tiến hành thanh tra;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt;
- Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về tài chính ngân sách của huyện; những sai phạm phát hiện qua thanh tra tại các đơn vị thuộc huyện; những ý kiến giải trình của thủ trưởng các đơn vị thanh tra và UBND huyện; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với sai phạm;
- Đề xuất những nội dung kết luận, kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật về các sai phạm phát hiện qua thanh tra tại huyện; đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
- Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Đoàn thanh tra vào báo cáo kết quả thanh tra;
Các ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra (nếu có) phải tổng hợp ghi rõ trong báo cáo kết quả thanh tra. Văn bản tham gia ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra phải lưu hồ sơ thanh tra.
Ai có trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra ngân sách huyện?
Theo Mục 2 Phần D Quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-BTC năm 2013 quy định công tác xây dựng kết luận thanh tra ngân sách huyện như sau:
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình để làm rõ thêm nội dung thanh tra.
- Trước khi kết luận chính thức, nếu thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo.
- Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Kết luận thanh tra.
Văn bản tham gia ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra phải lưu hồ sơ thanh tra. Kiến nghị của Trưởng đoàn và của các thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra ngân sách huyện thuộc về Trưởng đoàn thanh tra.
Ai có trách nhiệm dự thảo kết luận thanh tra ngân sách huyện? Kết luận thanh tra ngân sách huyện phải có nội dung nào? (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra ngân sách huyện phải có nội dung nào?
Theo Mục 3 Phần D Quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
- Kết luận về việc chấp hành chính sách pháp luật về tài chính ngân sách của huyện; việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ trong quản lý tài chính ngân sách của các cơ quan có thẩm quyền tại huyện.
Xác định rõ tính chất, mức độ những sai phạm phát hiện qua thanh tra tại các đơn vị thuộc huyện, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
- Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm về kinh tế, hành chính, pháp luật về các sai phạm phát hiện qua thanh tra tại huyện; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có).
Lưu ý:
- Trong quá trình xem xét, người ra kết luận thanh tra có thể yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, yêu cầu đối tượng được thanh tra giải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục cho việc ra kết luận thanh tra.
- Trước khi ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra trực tiếp hoặc ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra tổ chức làm việc với đối tượng được thanh tra về Dự thảo kết luận thanh tra. Cuộc họp làm việc phải được lập thành biên bản, ghi ý kiến các bên tham gia.
- Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và thực hiện công khai theo qui định của Luật Thanh tra và pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4? Mẫu tham khảo viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4 trong 2-3 câu?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?
- Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy 25 27? Tải về Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy chi tiết, mới nhất?
- Ngày 3 2 được coi là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nào? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?