Ai có thẩm quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Nhà chức trách hàng không? Nhà chức trách hàng không có được sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài không?
Ai có thẩm quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Nhà chức trách hàng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, nhân sự của Nhà chức trách hàng không như sau:
Về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, nhân sự
1. Nhà chức trách hàng không được bảo đảm về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự; được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không.
Như vậy, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không.
Nhà chức trách hàng không
Nhà chức trách hàng không có được sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài không?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định về hợp tác quốc tế của Nhà chức trách hàng không như sau:
Về hợp tác quốc tế
1. Nhà chức trách hàng không là đầu mối trong quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, các tổ chức, diễn đàn hàng không quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
2. Nhà chức trách hàng không được sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực giám sát an ninh hàng không, an toàn hàng không và đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà chức trách hàng không được sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực giám sát an ninh hàng không, an toàn hàng không và đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.
Nhà chức trách hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động hàng không dân dụng như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định Nhà chức trách hàng không ban hành chỉ thị trong hoạt động hàng không dân dụng như sau:
Ban hành chỉ thị, huấn lệnh và thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động hàng không dân dụng
1. Ban hành chỉ thị, huấn lệnh để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không trong các hoạt động sau đây:
a) Khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
b) Khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Bảo đảm hoạt động bay;
d) Vận chuyển hàng không;
đ) Hoạt động hàng không chung.
2. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp, bao gồm:
a) Quyết định việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay;
b) Đình chỉ hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc cản trở hoạt động giao thông hàng không;
d) Chỉ đạo các đơn vị ngành hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác để phục vụ quốc phòng, an ninh, khẩn nguy quốc gia.
3. Kiểm soát việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay của Cảng vụ hàng không; triển khai quyết định đóng cảng hàng không, sân bay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, Nhà chức trách hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động hàng không dân dụng như sau:
- Quyết định việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay;
- Đình chỉ hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
- Đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc cản trở hoạt động giao thông hàng không;
- Chỉ đạo các đơn vị ngành hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác để phục vụ quốc phòng, an ninh, khẩn nguy quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?