Ai có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
Ai có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản của Ngân hàng Nhà nước bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cá nhân, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại để xử lý trách nhiệm theo quy định.
2. Phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán thẩm định, báo cáo Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán về việc xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
2.3. Thủ trưởng đơn vị thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại theo quy định và theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Quy trình xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
3.1. Khi phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, các đơn vị phải lập ngay Biên bản để làm căn cứ xử lý, trong đó ghi rõ do cá nhân, tập thể hay nguyên nhân khách quan.
...
Như vậy, theo quy định thì Phó Thống đốc phụ trách tài chính kế toán của Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
Ai có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại? (Hình từ Internet)
Việc xử lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có cần phải thành lập Hội đồng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán thẩm định, báo cáo Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán về việc xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
2.3. Thủ trưởng đơn vị thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại theo quy định và theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Quy trình xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
3.1. Khi phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, các đơn vị phải lập ngay Biên bản để làm căn cứ xử lý, trong đó ghi rõ do cá nhân, tập thể hay nguyên nhân khách quan.
3.2. Đơn vị phải thành lập Hội đồng để xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại. Thành phần của Hội đồng gồm có: Đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện bộ phận kế toán, đại diện bộ phận hành chính (hoặc quản trị), kiểm soát nội bộ (nếu có).
3.3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản tài sản bị mất, bị hủy hoại của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
...
Như vậy, theo quy định thì việc xử lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại phải thành lập Hội đồng để xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
3. Quy trình xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
3.1. Khi phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, các đơn vị phải lập ngay Biên bản để làm căn cứ xử lý, trong đó ghi rõ do cá nhân, tập thể hay nguyên nhân khách quan.
3.2. Đơn vị phải thành lập Hội đồng để xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại. Thành phần của Hội đồng gồm có: Đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện bộ phận kế toán, đại diện bộ phận hành chính (hoặc quản trị), kiểm soát nội bộ (nếu có).
3.3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản tài sản bị mất, bị hủy hoại của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
b) Tờ trình về việc xử lý tài sản tài sản bị mất, bị hủy hoại của Vụ Tài chính - Kế toán: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
4. Thời gian thực hiện:
4.1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý tài sản bị tổn thất.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị xử lý tài sản tài sản bị mất, bị hủy hoại của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
(2) Tờ trình về việc xử lý tài sản tài sản bị mất, bị hủy hoại của Vụ Tài chính - Kế toán: 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?