Ai có thẩm quyền quyết định việc sửa chữa tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định xử lý tài sản công bị hủy hoại trong trường hợp nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc sửa chữa tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công đối với những đơn vị nào?
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định xử lý tài sản công bị hủy hoại trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
1. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện như sau:
a. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán từ 1 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
b. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ quyết định xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 01 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
c. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý trong trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định xử lý trong trường hợp bị hủy hoại đối với các tài sản giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định xử lý tài sản công bị hủy hoại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định việc sửa chữa tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về việc sửa chữa tài sản công như sau:
Đối với việc sửa chữa tài sản công.
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Việc sửa chữa tài sản công được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và theo phân cấp riêng của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (hiện nay là Quyết định số 2783/QĐ-BGTVT ngày 12/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý, đầu tư).
2. Đối với các tài sản không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
a. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa từ 2 tỷ đồng trở lên đến dưới 20 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 2 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản.
c. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 5 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sửa chữa tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì thẩm quyền quyết định việc sửa chữa tài sản công không phải là trụ sở làm việc được thực hiện như sau:
(1) Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa từ 2 tỷ đồng trở lên đến dưới 20 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
(2) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 2 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản.
(3) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 5 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công đối với những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về công tác kiểm tra, thanh tra như sau:
Công tác kiểm tra, thanh tra
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ có trách nhiệm quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
3. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị mình.
4. Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm tra có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị. Nếu phát hiện vi phạm, có quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?