Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp? Kế hoạch kiểm toán nội bộ được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp?
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
...
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
5. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với doanh nghiệp là công ty niêm yết và doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì Hội đồng quản trị có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán;
(2) Đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán.
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
1. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
...
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
...
Theo quy định, kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo của doanh nghiệp phải được gửi đến những bộ phận nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
...
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Như vậy, theo quy định, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo của doanh nghiệp phải được gửi đến:
(1) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết và doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(2) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
(3) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?