Ai có thẩm quyền giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu?
- Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu có các chức năng, quyền hạn gì?
- Kinh phí hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu do ai đảm bảo?
- Ai có thẩm quyền giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu?
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu có các chức năng, quyền hạn gì?
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu có các chức năng, quyền hạn được quy định tại Điều 3 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Chức năng
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Như vậy, tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Và theo Điều 6 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ:
- Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
- Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Trước đó, theo Điều 3 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định như sau:
Chức năng
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Theo đó, Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Theo Điều 6 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Theo đó, Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Ai có thẩm quyền giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu do ai đảm bảo?
Kinh phí hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được đảm bảo theo Điều 19 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Trước đây, theo Điều 19 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí họat động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành.
Căn cứ trên quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành.
Ai có thẩm quyền giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu?
Ai có thẩm quyền giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu, thì theo Điều 13 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động theo nhiệm vụ được giao thì tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được ghi trong quyết định thành lập.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định thời hạn hoạt động thì giải thể khi không hoạt động, hoạt động không hiệu quả hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại khoản 3 Điều này. Hồ sơ đề nghị giải thể gồm:
a) Tờ trình về việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, lý do, phương án giải thể và các kiến nghị, đề xuất (nếu có);
b) Dự thảo Quyết định giải thể;
c) Ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần);
d) Ý kiến của Bộ Nội vụ.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu.
Trước đây, theo Điều 13 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định các trường hợp giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành như sau:
Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành xác định được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Căn cứ trên quy định các trường hợp giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu như sau:
- Tổ chức phối hợp liên ngành xác định được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?