Ai có quyền xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế? Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ phải gồm những nội dung gì?
Mục đích sử dụng của số tiền thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và mục đích phát hành phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế
1. Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
…
Theo đó, toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được sử dụng để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
Tải về mẫu đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế mới nhất 2023: Tại Đây
Ai có quyền xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế?
Ai có quyền xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đề án phát hành trái phiếu quốc tế
1. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, tình hình thị trường tài chính quốc tế, Bộ Tài chính xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát hành.
...
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Bộ Tài chính căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, tình hình thị trường tài chính quốc tế để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát hành.
Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đề án phát hành trái phiếu quốc tế
….
2. Đề án phát hành trái phiếu quốc tế tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và các nội dung sau:
a) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế;
b) Dự kiến các chi phí liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế
...
3. Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
b) Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
c) Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
d) Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
đ) Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
4. Căn cứ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.
Theo đó, đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế gồm những nội dung sau đây:
– Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
– Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
– Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
– Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
– Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
– Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế;
– Dự kiến các chi phí liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?