Ai có quyền triệu tập cuộc họp của cộng đồng dân cư? Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư thế nào?
Ai có quyền triệu tập cuộc họp của cộng đồng dân cư?
Người có quyền triệu tập cuộc họp của cộng đồng dân cư được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
1. Cuộc họp của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức; trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
...
Theo quy định trên, người có quyền triệu tập và chủ trì tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Lưu ý:
Trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó để triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Cuộc họp của cộng đồng dân cư (Hình từ Internet)
Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:
(1) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký.
(2) Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp.
(3) Những người tham gia cuộc họp thảo luận.
(4) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận.
Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định.
Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín.
(5) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư trong trường hợp nào?
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 22 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
1. Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ hoặc đề nghị cộng đồng dân cư sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Quyết định bãi bỏ hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của cộng đồng dân cư phải được Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân và được gửi đồng thời đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
3. Cộng đồng dân cư tự mình quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của mình khi xét thấy cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của mình theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Luật này.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư trong trường hợp quyết định này có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội.
Quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư phải được Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân và được gửi đồng thời đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?