Ai có quyền thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị? Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị là bao lâu?
Ai có quyền thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ
...
4. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Như vậy, người có quyền thăng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị là:
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Hạ sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị như sau:
Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị
- Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 12 tháng phục vụ trong đơn vị dự bị động viên.
- Thăng cấp bậc Hạ sĩ
+ Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương.
+ Các chức danh có cấp bậc quân hàm Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 12 tháng trở lên.
- Thăng cấp bậc Trung sĩ
+ Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương;
+ Các chức danh có cấp bậc quân hàm Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 12 tháng trở lên.
- Thăng cấp bậc Thượng sĩ
+ Trung sĩ được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương;
+ Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp, bổ nhiệm đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 12 tháng trở lên.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, được khen thưởng từ Giấy khen trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm;
Có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ và thời hạn quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP, nhưng không vượt quá một cấp so với bậc quân hàm quy định của chức vụ đảm nhiệm;
- Thời hạn xét thăng quân hàm được tính từ khi quân nhân dự bị có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên.
Hạ sĩ quan dự bị được xét thăng cấp bậc quân hàm phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan dự bị như sau:
Tiêu chuẩn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
..
2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Được sắp xếp, bổ nhiệm đúng chức danh biên chế trong các đơn vị dự bị động viên;
b) Đủ tiêu chuẩn về chính trị; thực hiện đúng các quy định về đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chế độ sinh hoạt trong đơn vị dự bị động viên; hoàn thành chức trách được giao; không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, hạ sĩ quan dự bị được xét thăng cấp bậc quân hàm phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Được sắp xếp, bổ nhiệm đúng chức danh biên chế trong các đơn vị dự bị động viên;
- Đủ tiêu chuẩn về chính trị; thực hiện đúng các quy định về đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chế độ sinh hoạt trong đơn vị dự bị động viên; hoàn thành chức trách được giao; không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên;
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất gì? Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất nào?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì