Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư?
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước như sau:
Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch; một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; một Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước để được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư?
Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 4 Điều 13 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước như sau:
Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
...
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
5. Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy, tài khoản riêng và địa điểm làm việc riêng. Kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Hội đồng Giáo sư nhà nước có bộ phận giúp việc là Văn phòng và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành; Hội đồng giáo sư cơ sở và Văn phòng hội đồng giáo sư nhà nước.
Theo đó, Hội đồng Giáo sư nhà nước để được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư có nhiệm kỳ 5 năm.
Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hội đồng Giáo sư nhà nước có quyền xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư?
Theo Điều 14 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
2. Tổ chức thu nhận báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, phân loại hồ sơ của ứng viên do các cơ sở giáo dục đại học đề nghị theo ngành, chuyên ngành khoa học, công khai hồ sơ của ứng viên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
3. Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.
4. Xét các trường hợp đặc biệt đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; xử lý các trường hợp sai sót, thắc mắc trong quá trình xét của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
5. Xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định.
...
Theo đó, Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư có quyền xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư của người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?