Ai có quyền quyết định mức chi thêm cho công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I khi thực hiện tinh giản biên chế?
Công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I nghỉ việc do tinh giản biên chế được hưởng mức chi thêm bao nhiêu tháng lương từ nguồn kinh phí quản lý hành chính?
Theo Điều 17 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Mức chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế
Cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực nghỉ việc do tỉnh giản biên chế, ngoài chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước, cứ một năm công tác được tính thêm tối đa không quá 01 tháng lương hiện hưởng của cán bộ, công chức và người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.
Căn cứ trên quy định công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I nghỉ việc do tinh giản biên chế được hưởng mức chi thêm từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước như sau:
Cứ một năm công tác được tính thêm tối đa không quá 01 tháng lương hiện hưởng của công chức đó, bao gồm:
+ Cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có);
+ Không tính các hệ số phụ cấp khác.
Công chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế trong các trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (đươc bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP) quy định về các trường hợp tinh giản biên chế đối với công chức như sau:
Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
....
Theo đó, công chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định nêu trên.
Ai có quyền quyết định mức chi thêm cho công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I khi thực hiện tinh giản biên chế?
Ai có quyền quyết định mức chi thêm cho công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I khi thực hiện tinh giản biên chế? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 18 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Thủ tục đề nghị
a) Đối với người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định mức chi cụ thể cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
b) Đối với người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực đề nghị Kiểm toán trưởng quyết định mức chi cụ thể cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, Kiểm toán trưởng có quyền quyết định mức chi thêm cho công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước Khu vực I khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?