Ai có quyền đề nghị khen thưởng thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
- Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gì?
- Ai có quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
- Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải chịu trách nhiệm trước ai?
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 8 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể trên.
Trước đây, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là một trong 02 kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Theo quy định trên, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là người tham gia tổ chức kỳ thi.
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện trên, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia quy định tại khoản 5 Điều 17 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng ra đề thi
1. Hội đồng ra đề thi do Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập.
...
5. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng ra đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng; ban hành quy định làm việc, phân công công việc cho các thành viên của Hội đồng; cùng các thành viên được phân công đọc, soát đề thi và yêu cầu chỉnh, sửa đề thi khi cần thiết; ký duyệt các đề thi chính thức và đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị; bàn giao các tệp tin chứa đề thi chính thức đã được mã hóa; trong trường hợp cần thiết, tổ chức in sao, đóng gói, niêm phong đề thi và bàn giao đề thi để chuyển đến các Hội đồng coi thi; xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý sự cố về đề thi; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong Hội đồng;
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng ra đề thi có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong Hội đồng.
Trước đây, quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 19 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng soạn thảo đề thi
1. Hội đồng soạn thảo đề thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
...
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng:
- Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;
- Cùng các thành viên được phân công đọc, soát đề thi và yêu cầu chỉnh, sửa đề thi khi cần thiết;
- Ký duyệt các đề thi chính thức và đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị;
- Tổ chức in, sao, đóng gói, niêm phong đề thi và bàn giao đề thi để chuyển đến các Hội đồng coi thi;
- Xem xét, quyết định phương án xử lý sự cố về đề thi được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này;
- Xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
c) Tổ trưởng Tổ ra đề thi và ủy viên soạn thảo đề thi:
- Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 22 của Quy chế này;
- Tổ trưởng Tổ ra đề thi trình đề thi, hướng dẫn chấm thi đã soạn thảo cho Chủ tịch Hội đồng để tổ chức phản biện, chỉnh sửa và ký duyệt;
- Đọc lại đề thi; kiểm tra đĩa CD chứa phần thi nghe hiểu đối với các môn Ngoại ngữ;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
d) Ủy viên phản biện đề thi:
- Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 của Quy chế này;
- Đọc lại đề thi; kiểm tra đĩa CD chứa phần thi nghe hiểu đối với các môn Ngoại ngữ;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
đ) Thư ký:
- Giúp lãnh đạo Hội đồng thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng, soạn thảo văn bản, lập bảng biểu, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
+ Chuẩn bị các số liệu, tài liệu, điều kiện và phương tiện để Hội đồng làm việc;
+ Sao (kể cả sao đĩa CD chứa phần thi nghe hiểu đối với các môn Ngoại ngữ), đóng gói, niêm phong, giao đề thi cho bộ phận chuyển đề thi tới các Hội đồng coi thi.
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
e) Công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ:
Công việc của công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ do Chủ tịch Hội đồng trực tiếp điều hành.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là người có quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng.
Thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải chịu trách nhiệm trước ai?
Theo quy định tại điểm h khoản 5 Điều 17 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) thì Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ GDĐT và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao; các thành viên khác của Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trước đây, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải chịu trách nhiệm được quy định tại khoản 6 Điều 19 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng soạn thảo đề thi
...
6. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao;
b) Các thành viên khác của Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về phần việc được phân công.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao;
Các thành viên khác của Hội đồng soạn thảo đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về phần việc được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?