Ai có quyền đại diện Bộ Quốc phòng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? Người phát ngôn Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bao lâu một lần?
Ai có quyền đại diện Bộ Quốc phòng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 183/2017/NĐ-CP quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng, gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Quốc phòng).
Trường hợp Cục trưởng Cục Tuyên huấn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
c) Trong trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các tổng cục, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực đảm nhiệm.
2. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này là người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên.
Trường hợp người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình.
3. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và hộp thư điện tử của người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí các cấp trong Bộ Quốc phòng phải được lập thành văn bản, gửi về Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị để quản lý.
Như vậy, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Quốc phòng, gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
+ Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Quốc phòng).
Trường hợp Cục trưởng Cục Tuyên huấn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
+ Trong trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các tổng cục, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực đảm nhiệm.
+ Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 183/2017/NĐ-CP là người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên.
Trường hợp người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình. (Điều 4 Thông tư 183/2017/NĐ-CP).
Ai có quyền đại diện Bộ Quốc phòng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? (Hình từ Internet)
Bộ Quốc Phòng có các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 183/2017/NĐ-CP quy định về các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, đơn vị.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức khi cần thiết.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Như vậy, Bộ Quốc phòng có 06 hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí kể trên.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 183/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ
1. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan, đơn vị mình theo lĩnh vực, địa bàn quản lý như sau:
a) Hằng tháng, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước;
b) Tổ chức họp báo, cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp cần thiết;
c) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí về hoạt động của cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực, địa bàn quản lý như sau:
a) Cử người phát ngôn, cung cấp thông tin tại cuộc họp báo, gặp mặt báo chí hoặc cung cấp thông tin cho báo chí khi có yêu cầu;
b) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Người phát ngôn Bộ Quốc phòng để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
c) Trường hợp cần thiết, cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản hoặc các hình thức quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
...
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức sau:
a) Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí;
c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức;
d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành.
Như vậy, Bộ Quốc phòng phải tiến hành cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí như sau:
+ Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan;
+ Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí;
+ Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức;
+ Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?