Ai có quyền công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt chuyên dùng? Khi xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt chuyên dùng gồm có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia như sau:
Nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ:
a) Khổ đường sắt;
b) Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
c) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
d) Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
đ) Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.
2. Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt, các vị trí xung yếu phải hạn chế tốc độ trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt:
a) Tốc độ chạy tàu (km/h): Tốc độ lớn nhất cho phép; tốc độ chạy chậm;
b) Các vị trí thay đổi tốc độ;
c) Các vị trí có tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này phải ghi rõ các thông tin sau: Lý trình điểm đầu, điểm cuối; chiều dài các đoạn, khu đoạn, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ trên từng tuyến đường sắt; tên gọi theo địa danh (nếu có);
d) Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt chuyên dùng gồm có những nội dung sau đây:
- Khổ đường sắt;
- Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
- Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
- Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.
Ai có quyền công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt chuyên dùng? (Hình từ Internet)
Ai có quyền công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt chuyên dùng?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
1. Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:
a) Căn cứ trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia;
b) Doanh nghiệp được giao quản lý tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
c) Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;
d) Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
đ) Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ và công bố theo quy định của Luật Đường sắt;
e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
g) Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.
2. Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Theo đó, đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Khi xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
Ngoài các yêu cầu đối với công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Luật Đường sắt, khi xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
b) Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn,
Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
- Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
- Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
- Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
+ Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
+ Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/LNH/dong-duong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/02012025/go-giam-toc-co-tac-dung-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/8-noi-dung-kiem-tra-giao-thong-duong-sat-tu-ngay-1-1-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/thong-tu-63-2024-quy-dinh-xu-ly-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/240901/ke-ga-trong-hoat-dong-duong-sat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241101/chap-thuan-chu-truong-ket-noi-tuyen-duong-sat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/11/21/qk/Dat-danh-cho-duong-sat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/tau-hoa-tham-gia-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/tau-hoa-tham-gia-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/phuong-tien-gt-duong-sat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HMH/240307/Ve-hanh-khach-ve-cung.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?