Ai có quyền cách chức Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có những chức danh tư pháp nào?
Ai có quyền cách chức Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có quyền cách chức Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, theo Điều 43 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Ai có quyền cách chức Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có những chức danh tư pháp nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có các chức danh tư pháp sau đây:
- Chánh án;
- Các Phó Chánh án;
- Chánh tòa;
- Các Phó Chánh tòa;
- Thẩm phán;
- Thẩm tra viên;
- Thư ký Tòa án;
Ngoài ra còn có công chức khác và người lao động.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xét xử các vụ việc sau đây:
- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?