Ai có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm và việc ban bố này sẽ bao gồm những nội dung gì?
- Ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm theo nguyên tắc nào?
- Ai có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm?
- Ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung nào?
- Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như thế nào?
Ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
1. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;
b) Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
...
Theo đó, ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm theo nguyên tắc sau:
- Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;
- Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Ai có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
...
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm.
Ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 43 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch
1. Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
2. Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
3. Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
4. Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp.
Như vậy, ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung sau:
- Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
- Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
- Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp.
Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 45 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch
1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
2. Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Theo đó, đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như sau:
- Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm.
Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
- Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?