Ai có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam?
Quyền khiếu nại tố cáo liên quan đến Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét thưởng và những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức xét tặng Giải thưởng.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kết quả xét thưởng và những vi phạm trong tổ chức xét tặng Giải thưởng theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 8 Quy chế này có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng Giải thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Theo đó, quyền khiếu nại tố cáo liên quan đến Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét thưởng và những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức xét tặng Giải thưởng.
- Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kết quả xét thưởng và những vi phạm trong tổ chức xét tặng Giải thưởng theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Ai có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam?
Ai có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Cơ quan tổ chức, quản lý điều hành Giải thưởng
1. Bộ Y tế là cơ quan chủ trì và phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam".
2. Cục An toàn thực phẩm là cơ quan thường trực tổ chức của Giải thưởng, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì và phối hợp với các tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của giải thưởng;
b) Chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản, tài liệu nghiệp vụ về giải thưởng;
c) Đề nghị danh sách các thành viên Hội đồng quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập dựa trên đề cử của các Bộ, cơ quan có liên quan;
d) Thành lập các Hội đồng sơ khảo;
đ) Chủ trì thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về giải thưởng;
e) Thực hiện tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải;
f) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải thưởng; báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xử lý các vi phạm Quy chế giải thưởng của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan.
...
Căn cứ trên quy định Cục An toàn thực phẩm là cơ quan thường trực có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến giải thưởng; báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xử lý các vi phạm Quy chế giải thưởng của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan.
Đối tượng đạt Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam có hành vi vi phạm Quy chế Giải thưởng thì sẽ bị xử lý ra sao?
Theo Điều 17 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm Quy chế Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian 03 năm, kể từ ngày công bố xét tặng, doanh nghiệp, doanh nhân đạt giải, nếu bị phát hiện có hành vi gian lận trong quá trình tham dự giải thưởng hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" thì Hội đồng xét tặng cấp Bộ căn cứ vào mức độ vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải để xem xét và kiến nghị việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng.
3. Việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng đối với tổ chức, doanh nghiệp đạt giải phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ trên quy định việc xử lý đối với các đối tượng đạt Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam có hành vi vi phạm Quy chế Giải thưởng như sau:
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian 03 năm, kể từ ngày công bố xét tặng, doanh nghiệp, doanh nhân đạt giải, nếu bị phát hiện có hành vi gian lận trong quá trình tham dự giải thưởng hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam thì Hội đồng xét tặng cấp Bộ căn cứ vào mức độ vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải để xem xét và kiến nghị việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng.
- Việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng đối với tổ chức, doanh nghiệp đạt giải phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?