9 nhóm nhiệm vụ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn là gì?
- 9 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn là gì?
- Mục đích của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì?
- Yêu cầu của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì?
9 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn là gì?
Ngày 27/02/2023, Chính phủ có ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Căn cứ Mục II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có xác định 9 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông thôn là:
- Đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn
- Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
- Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển thị trường trong nước và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ
- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế
- Giám sát đánh giá
9 nhóm nhiệm vụ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn là những gì? (Hình từ Internet)
Mục đích của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có xác định mục đích của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là:
- Khẳng định, nhấn mạnh và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022. Điều phối, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 giữa Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, năng suất cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời chủ động tham gia đóng góp vào các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Phát triển quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân, để nông dân và người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Không ngừng nâng cao vị thế làm chủ của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước.
- Phát triển nông thôn toàn diện với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và có chất lượng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, hợp lý.
Yêu cầu của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 có xác định yêu cầu của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là:
- Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 để thể chế hóa, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành, lĩnh vực.
- Trên cơ sở Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 và Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?