7 trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán từ 20/8/2024 theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN?
7 trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán từ 20/8/2024 theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định 7 trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán từ 20/8/2024 như sau:
(1) Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đơn vị được kiểm toán;
(2) Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán;
(3) Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán;
(4) Có quan hệ là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật với đơn vị được kiểm toán hoặc cùng là thành viên Đoàn kiểm toán;
(5) Đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước;
(6) Không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia Đoàn kiểm toán;
(7) Không đủ thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024.
Chú ý: Khi có các trường hợp quy định như trên, thành viên Đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán bằng văn bản trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu phát hiện các tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập của mình, thành viên Đoàn kiểm toán phải báo cáo ngay Trưởng Đoàn kiểm toán để báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế theo quy định tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024.
(3) Thủ trưởng đơn vị đề xuất nhân sự tham gia Đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Trường hợp đặc biệt, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
7 trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán từ 20/8/2024 theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN? (Hình từ Internet)
Thành phần Đoàn kiểm toán từ ngày 20/8/2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định về thành phần Đoàn kiểm toán từ ngày 20/8/2024 như sau:
(1) Thành phần Đoàn kiểm toán gồm:
- Trưởng Đoàn kiểm toán;
- Các Phó trưởng Đoàn kiểm toán;
- Các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, nếu Đoàn kiểm toán có Tổ kiểm toán;
- Các thành viên.
(2) Thành viên Đoàn kiểm toán gồm: thành viên là Kiểm toán viên nhà nước và thành viên không phải Kiểm toán viên nhà nước.
Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm:
- Công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
(3) Mỗi Tổ kiểm toán phải có từ 02 thành viên là Kiểm toán viên nhà nước trở lên.
Đồng thời căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định việc thành lập Đoàn kiểm toán như sau:
Đoàn kiểm toán được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp.
Căn cứ vào quy mô cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có Tổ kiểm toán hoặc không có Tổ kiểm toán. Trường hợp đặc biệt, Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ.
Trách nhiệm lập biên bản kiểm toán từ 20/8/2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định trách nhiệm lập biên bản kiểm toán từ ngày 20/8/2024 như sau:
(1) Tổ trưởng Tổ kiểm toán chủ trì tổng hợp kết quả kiểm toán của các thành viên Tổ kiểm toán để lập biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán.
(2) Chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải hoàn thành dự thảo biên bản kiểm toán, họp Tổ kiểm toán để thảo luận và thống nhất về đánh giá, xác nhận trong dự thảo biên bản kiểm toán, đồng thời trình Trưởng Đoàn kiểm toán duyệt trước khi tổ chức thông qua tại đơn vị được kiểm toán theo quy định.
Thời gian thông qua biên bản kiểm toán do Tổ trưởng Tổ kiểm toán báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán quyết định nhưng không được quá 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
Trường hợp đơn vị được kiểm toán thống nhất với nội dung dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và không có ý kiến gì khác thì Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán quyết định tổ chức hay không tổ chức họp thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán.
(3) Chậm nhất 03 ngày, từ khi thông qua kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải gửi biên bản kiểm toán cho Trưởng Đoàn kiểm toán theo quy định.
(4) Việc ký biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Chú ý: Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?