6 bước tính toán và phân bổ các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là gì?
- 6 bước tính toán và phân bổ các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là gì?
- Việc định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh phải đảm bảo không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
- Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh được quy định như thế nào?
6 bước tính toán và phân bổ các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là gì?
6 bước tính toán và phân bổ các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí được quy định tại Phụ lục IV Thông tư 21/2024/TT-BYT, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định tổng chi phí của yếu tố, nhóm yếu tố chi phí cần tính toán của toàn bộ cơ sở (gọi chung là Tổng yếu tố chi phí (TCP)).
Bước 2: Tính chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ (CPttdv) và chi phí trực tiếp chênh lệch (CPttcl).
- Toàn bộ hoặc một phần chi phí được xác định tại bước 1 khoản này được tính toán cho tất cả các dịch vụ của tất cả các khoa, phòng dựa trên mức chi phí và định mức kinh tế kỹ thuật (nếu có).
- CPttdv được xác định theo mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức chi phí đó, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, phù hợp với hoạt động hiện tại của đơn vị, đạt chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và tiết kiệm. Trong trường hợp không thể tính được mức chi phí của đơn vị, thì sử dụng phương pháp so sánh với các đơn vị khác trên cùng địa bàn để xác định mức chi phí.
- CPttcl là khoản chênh lệch (nếu có) giữa chi phí của dịch vụ đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định trừ (-) CPttdv được tính ở trên.
Bước 3: Tính chi phí trực tiếp sử dụng chung của các khoa, phòng (CPsdkp).
CPsdkp là toàn bộ chi phí sử dụng chung khi thực hiện các dịch vụ của khoa, phòng đó không bao gồm phần chi phí trực tiếp (CPttdv) của dịch vụ đã được tính tại bước 2 khoản này (chi phí dùng chung cho khoa, phòng gồm: chi phí thuốc, hóa chất, vật tư, văn phòng phẩm, chi phí khấu hao (tài sản cố định, thiết bị y tế) đang sử dụng, chi phí nhân lực hoặc chi phí khác dùng chung cho khoa, phòng) không bao gồm chi phí sử dụng trực tiếp cho người bệnh.
- CPsdkp bằng (=) tổng chi phí trực tiếp đã nhận về khoa, phòng trừ (-) tổng cộng chi phí trực tiếp (CPttdv) quy định tại bước 2 khoản này (nếu có).
- Các khoa, phòng không trực tiếp thực hiện dịch vụ thì CPsdkp được phân bổ theo quy định tại bước 5.
Bước 4: Phân bổ chi phí sử dụng cho các hoạt động chung toàn đơn vị (CPdc) cho tất cả các khoa, phòng.
CPdc = TCP xác định tại bước 1 khoản này trừ (-) CPttdv của toàn bộ các dịch vụ của đơn vị tại bước 2 khoản này và trừ (-) CPsdkp của toàn bộ các khoa, phòng của đơn vị tại bước 3 khoản này.
- CPdc phân bổ lại cho toàn bộ các khoa, phòng của đơn vị theo những tiêu chí được xác định tại Phụ lục này và tỷ lệ giữa các tiêu chí cho phù hợp với tính chất, đặc tính kỹ thuật, quản lý.
Bước 5: Phân bổ lại toàn bộ chi phí của các khoa, phòng không cung cấp dịch vụ cho các khoa, phòng trực tiếp cung cấp dịch vụ (CPpbl).
Toàn bộ CPsdkp tại bước 3 khoản này cộng (+) CPdc tại bước 4 khoản này của toàn bộ các khoa, phòng không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người bệnh sẽ được phân bổ lại cho các khoa, phòng trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người bệnh theo các tiêu chí cụ thể được xác định tại Phụ lục này và tỷ lệ giữa các tiêu chí phù hợp với tính chất, chức năng quản lý, chức năng hỗ trợ của các nhóm khoa, phòng không trực tiếp cung cấp dịch vụ.
Bước 6: Phân bổ lại toàn bộ chi phí đã tính toán và phân bổ của khoa, phòng trực tiếp thực hiện dịch vụ cho từng dịch vụ của khoa, phòng đó (CPtkp).
- CPtkp bằng (=) CPsdkp được tính tại bước 3 khoản này, CPdc được tính tại bước 4 khoản này và CPpbl được tính tại bước 5 khoản này của khoa, phòng thực hiện dịch vụ được phân bổ lại theo từng dịch vụ của khoa phòng đó theo tiêu chí tổng số thời gian nhân công hoặc tổng số thời gian sử dụng máy hoặc kết hợp cả hai tiêu chí tùy theo đặc điểm, tính chất của chi phí cần phân bổ.
- Cách xác định các tiêu chí phân bổ như sau:
Tổng số thời gian nhân công | = | Số lượng cán bộ thực hiện dịch vụ | x | Số thời gian nhân công của dịch vụ | x | Số lượng dịch vụ |
Chú ý: Thời gian thực hiện nhân công có thể được phân ra theo thời gian và số người cần thiết theo định mức kinh tế kỹ thuật hoặc mức hao phí của những người trực tiếp thực hiện dịch vụ và những người tham gia gián tiếp phục vụ hoặc tổng hợp chung.
Tổng số thời gian máy | = | Số lượng máy theo định mức sử dụng | x | Số thời gian sử dụng máy của dịch vụ | x | Số lượng dịch vụ |
6 bước tính toán và phân bổ các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là gì? (Hình từ Internet)
Việc định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh phải đảm bảo không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Nguyên tắc và căn cứ định giá được quy định tại Điều 1 Thông tư 21/2024/TT-BYT, cụ thể như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá
1. Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là cách thức xác định giá cho từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.
2. Việc định giá phải áp dụng các nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và khoản 6 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là Nghị định số 96/2023/NĐ-CP) và các nguyên tắc sau đây:
a) Việc lựa chọn phương pháp định giá thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;
b) Không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là một trong những nguyên tắc định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.
Như vậy, việc định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh phải đảm bảo không trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.
Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh được quy định như thế nào?
Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh được quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-BYT, cụ thể như sau:
- Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.
- Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh. Việc lựa chọn thu thập các thông tin về dịch vụ so sánh được quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Căn cứ điều kiện thực tiễn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đơn vị lập phương án giá) quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp định giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lập phương án giá.
- Trường hợp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì Thủ trưởng đơn vị lập phương án giá được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Xem thêm: Cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động bị xử lý ra sao?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?