15 tuổi nhưng thường xuyên trộm cắp và đánh nhau với bạn bè nhiều lần có thuộc trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng không?
Những đối tượng nào bị đưa vào trường giáo dưỡng?
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
Trường hợp nào không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Căn cứ khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, theo các quy định nêu trên dẫn chiếu đến trường hợp của cháu anh, nếu cháu anh đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trường giáo dưỡng
Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng như sau:
(1) Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Biên bản thi hành quyết định;
c) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
d) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Danh bản, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
e) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
g) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị;
h) Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
i) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
(2) Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa chấp hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được nhưng người đó chưa đủ 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tổ chức đưa người đó vào trường giáo dưỡng để thi hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định truy tìm;
c) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
d) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
đ) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
(3) Khi giao, nhận người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận, tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.
Như vậy, hồ sơ và thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?