09 chức danh mới sẽ được tiến hành đào tạo tại Học viện tư pháp trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030?
Chỉ tiêu đào tạo của Học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu đào tạo của học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030 như sau:
Đào tạo nghề luật sư: 1.000 - 1.500 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế: 200 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao: 500 - 700 người/năm.
Đào tạo nghề công chứng: 600 - 800 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao: 200 - 300 người/năm.
Xây dựng mới và chỉnh sửa 15 chương trình bồi dưỡng.
Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu lên 105 giảng viên, nâng tổng số giảng viên đã từng có chức danh tư pháp đạt khoảng 25% so với tổng số giảng viên cơ hữu. Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.
+ Về hợp tác quốc tế: Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế và trong nước, tranh thủ mọi nguồn lực và kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế.
+ Về cơ sở vật chất: Xây dựng thêm trụ sở mới trên diện tích 05 héc ta đất tại phường Long Phước, thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho cả trụ sở Học viện Tư pháp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng cao nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với mô hình trường học thông minh, với hệ thống quản trị hiện đại.
Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; đào tạo nghề đấu giá; đào tạo nghề thừa phát lại bảo đảm chỉ tiêu tối thiểu như giai đoạn 2022 - 2025; triển khai đào tạo chất lượng cao tất cả các chương trình đào tạo này.
Đào tạo 09 chức danh mới (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, trợ giúp viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ thừa phát lại, trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại, công chức tư pháp - hộ tịch, quản tài viên): mỗi chức danh 50 - 100 người/năm.
Đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: 100 người/năm.
Như vậy, chỉ tiêu đào tạo của Học viện Tư pháp trong giai đoạn từ năm 2026 đến 2030 được thực hiện theo nội dung quyết định nêu trên.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2026-2030 thì Học viện Tư pháp sẽ triển khai đào tạo 9 chức danh mới bao gồm thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, trợ giúp viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ thừa phát lại, trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại, công chức tư pháp - hộ tịch, quản tài viên.
Đối với những chức danh mới thì mỗi năm, học viện tư pháp sẽ đào tạo từ 50 đến 100 người.
Như vậy, mỗi chức danh mới sẽ có từ 50 đến 100 người được đào tạo tại Học viện Tư pháp vào mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
09 chức danh mới sẽ được tiến hành đào tạo tại Học viện tư pháp trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030?
Chỉ tiêu bồi dưỡng của học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu đào tạo của học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030 như sau:
Phê duyệt đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp
...
+ Về chỉ tiêu bồi dưỡng: Giữ vững các chỉ tiêu bồi dưỡng như giai đoạn 2022 - 2025.
Như vậy, chỉ tiêu bồi dưỡng của học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030 sẽ được giữ vững và áp dụng theo các chỉ tiêu chỉ tiêu bồi dưỡng như giai đoạn 2022 - 2025.
Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2026 - 2030 tại học viện Tư pháp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu đào tạo của học viện Tư pháp giai đoạn 2026 - 2030 như sau:
+ Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:
Nâng tầm chất lượng, hiệu quả thực hiện các mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2022 - 2025 theo hướng xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hệ thống tổ chức quản trị đào tạo, bồi dưỡng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thông minh, linh hoạt, số hóa một cách tối đa các hoạt động giảng dạy, học tập và quản trị đào tạo, bồi dưỡng. Đến năm 2030 số hóa được 70% bài giảng và 100% giáo trình, hồ sơ tình huống của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Duy trì và phát huy hiệu quả năng lực cạnh tranh bền vững về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp với các cơ sở đào tạo tư pháp tại Việt Nam.
Xây dựng và đưa vào áp dụng 09 chương trình đào tạo mới (Chương trình đào tạo thẩm tra viên thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo thư ký thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo đăng ký viên giao dịch bảo đảm, Chương trình đào tạo trợ giúp viên pháp lý, Chương trình đào tạo thư ký nghiệp vụ thừa phát lại, Chương trình đào tạo trọng tài viên thương mại, Chương trình đào tạo hòa giải viên thương mại, Chương trình đào tạo công chức tư pháp - hộ tịch, Chương trình đào tạo quản tài viên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?