07 phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh?
Trường Đại học Quốc tế có thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh không?
Tại Điều 1 Quyết định 260/2003/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 1. Thành lập trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí và được thành lập dựa trên Quyết định 260/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 05/12/2003.
Về nhiệm vụ của Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 3 Quyết định 260/2003/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
Điều 3. Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ:
1. Đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho người Việt Nam và người nước ngoài bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ phù hợp khác.
2. Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
07 phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh? (hình từ internet)
Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đào tạo những ngành gì?
Trường Đại học Quốc tế là trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, trụ sở đặt tại khu quy hoạch của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương (theo Điều 2 Quyết định 260/2003/QĐ-TTg).
Trường Đại học Quốc tế là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.
Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo hệ chính quy bậc đại học và sau đại học. Nhà trường tập trung đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như như kinh tế, quản lý, kỹ thuật công nghệ. Mô hình hoạt động của trường được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế về đội ngũ giảng viên, giáo trình, chương trình học có định hướng và liên thông với các trường đại học có thứ hạng cao ở các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu u và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cụ thể, Trường Đại học Quốc tế hiện có 23 chương trình đào tạo bậc Đại học, 12 chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ và 05 chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ.
Dưới đây là tổng hợp 23 chương trình đào tạo bậc Đại học của Trường Đại học Quốc tế có thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh:
(1) Thống kê;
(2) Kinh tế;
(3) Kỹ thuật hóa học;
(4) Hóa học (Hóa sinh);
(5) Công nghệ thực phẩm;
(6) Công nghệ sinh học;
(7) Kế toán;
(8) Tài chính ngân hàng;
(9) Kỹ thuật môi trường;
(10) Kỹ thuật không gian;
(11) Kỹ thuật Tài chính và Quản trị rủi ro (Toán ứng dụng);
(12) Quản lý xây dựng;
(13) Kỹ thuật xây dựng;
(14) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông;
(15) Kỹ thuật Y sinh;
(16) Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa;
(17) Kỹ thuật hệ thống công nghiệp;
(18) Logistics và quản lý chuỗi cung ứng;
(19) Khoa học dữ liệu;
(20) Công nghệ thông tin;
(21) Khoa học máy tính;
(22) Ngôn ngữ anh;
(23) Quản trị kinh doanh.
07 phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-TTg có quy định: "Hàng năm, căn cứ vào tiêu chí, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh của từng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thông báo tuyển sinh."
Cụ thể, theo thông tin được đăng tải tại website của Trường Đại học Quốc tế có thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thì trường sẽ tuyển sinh theo 07 phương thức sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT)
Chỉ tiêu: 50% – 70%
- Mã phương thức: 100
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT và hoàn thành kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024.
Phương thức 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 của Bộ GD&ĐT
Chỉ tiêu: 1%
Mã phương thức: 301
Thực hiện theo kế hoạch, quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (sẽ có thông báo riêng).
Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2024 theo quy định của ĐHQG-HCM
Chỉ tiêu: 1%
Mã phương thức: 303
Đối tượng xét tuyển: Áp dụng cho các trường THPT bao gồm trường Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi theo quy định của ĐHQG-HCM năm2024
Chỉ tiêu: 5% – 15%
Mã phương thức: 302
Đối tượng xét tuyển: Học sinh giỏi tốt nghiệp THPT 2024 của các trường trong danh sách do ĐHQG-HCM công bố (danh sách sẽ thông báo sau).
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
+ Tốt nghiệp THPT năm 2024.
+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12; hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
+ Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá Năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM tổ chức năm2024
– Chỉ tiêu: 10% – 45%.
Mã phương thức: 401
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có tham dự kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2024
Phương thức 6: Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài hoặc thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế
Chỉ tiêu: 5% – 10%.
Mã phương thức: 500
Đối tượng xét tuyển:
Thí sinh, là người nước ngoài hoặc người Việt Nam, đã tốt nghiệp THPT do nước ngoài cấp bằng tại Việt Nam hoặc tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài theo danh mục tại Phụ lục (các trường THPT không liệt kê tại Phụ lục sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét và phê duyệt theo từng trường hợp).
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế: SAT – Scholastic Assessment Test; ACT – American College Testing; IB – International Baccalaureate; A- Level – Cambridge International Examinations A-Level; ATAR – Australian Tertiary Admission Rank, ….
Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài)
Chỉ tiêu: 15% chỉ tiêu các ngành thuộc chương trình liên kết.
Mã phương thức: 200
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2022,2023 và dự kiến tốt nghiệp THPT năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?