07 điều cần biết về tài khoản định danh điện tử được sử dụng trên ứng dụng VNelD từ ngày 20/10/2022?
- Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?
- Những loại giấy tờ nào được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử?
- Thông tin cá nhân nào của công dân Việt Nam được thể hiện trong tài khoản định danh điện tử?
- Tài khoản định danh điện tử sẽ được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin?
- Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?
- Miễn chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam?
- Có tài khoản định danh điện tử có cần mang theo căn cước công dân không?
Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?
Theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Những loại giấy tờ nào được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định:
Thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử là những thông tin của chủ thể danh tính điện tử được thể hiện trong các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử theo đề nghị của chủ thể danh tính điện tử, gồm:
+ Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế
+ Chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông
+ Giấy phép lái xe
+ Mã số thuế
+ Giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ sau khi thống nhất với Bộ Công an.
07 điều cần biết về tài khoản định danh điện tử được sử dụng trên ứng dụng VNelD từ ngày 20/10/2022?
Thông tin cá nhân nào của công dân Việt Nam được thể hiện trong tài khoản định danh điện tử?
Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định:
Danh tính điện tử công dân Việt Nam
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Theo đó, danh tính điện tử của công dân bao gồm thông tin cá nhân và thông tin sinh trắc học.
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng nào?
Theo Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định:
Sử dụng tài khoản định danh điện tử
1. Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử.
2. Tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
....
Tài khoản định danh điện tử sẽ được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin?
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực hiện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia”.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?
Theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì công dân có thể đến các địa điểm sau để đăng ký tài khoản định danh điện tử:
- Đối với công dân Việt Nam: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử
- Đối với người nước ngoài: Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử.
Miễn chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử theo đó:
- Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ xác thực điện tử thanh toán chi phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật.
Có tài khoản định danh điện tử có cần mang theo căn cước công dân không?
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định:
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Như vậy, khi tích hợp thành công tài khoản định danh điện tử, người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân mà có thể thực hiện tất cả thao tác trên điện thoại.
Nghị định 59/2022/NĐ-CP hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?