05 hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp bao gồm hình thức nào? Thẩm quyền sắp xếp lại doanh nghiệp?
05 hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm hình thức nào?
Theo Điều 3 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các hình thức sắp xếp lại gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Các hình thức chuyển đổi sở hữu gồm: Bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
4. Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập là công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, 05 hình thức sắp xếp lại gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
05 hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm hình thức nào? (hình từ internet)
Thẩm quyền sắp xếp lại doanh nghiệp?
Theo Điều 54 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2022 và thay thế các văn bản pháp luật sau đây:
a) Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
b) Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
2. Bãi bỏ Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tại Đề án cơ cấu lại công ty mẹ. Trường hợp chưa được quy định tại Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp thì phải trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Đề án. Công ty mẹ được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật chuyên ngành được áp dụng các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Nghị định này để chuyển đổi. Việc xử lý tài chính, tài sản trong quá trình chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Như vậy, hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định sắp xếp lại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tại Đề án cơ cấu lại công ty mẹ.
Công ty mẹ được sắp xếp lại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp như sau:
- Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
- Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?