04 trường hợp bắt buộc tạm ứng tiền lương cho nhân viên? Thỏa thuận tạm ứng tiền lương được thực hiện như thế nào?
04 trường hợp bắt buộc tạm ứng tiền lương cho nhân viên?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, nếu thuộc các trường hợp sau thì người sử dụng lao bắt buộc phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 65, Điều 66, Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP), người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc, thì được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, pháp luật chỉ quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho nhân viên trong một số trường hợp nhất định nêu trên.
04 trường hợp bắt buộc tạm ứng tiền lương cho nhân viên? Thỏa thuận tạm ứng tiền lương được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận tạm ứng tiền lương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận các điều kiện tạm ứng tiền lương. Đồng thời, khi thỏa thuận tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận thì người sử dụng lao động không được tính lãi.
Xử phạt như thế nào khi công ty không tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp bắt buộc phải tạm ứng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, xử phạt khi công ty không tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp bắt buộc phải tạm ứng:
Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt với mức phạt nêu trên, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?