04 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền là những dấu hiệu nào?
04 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền là những dấu hiệu nào?
Theo Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
1. Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý.
2. Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả.
3. Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.
4. Giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường.
Như vậy, 04 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền bao gồm:
- Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý.
- Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả.
- Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.
- Giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường.
04 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền là những dấu hiệu nào? (hình từ internet)
Phát hiện dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì báo cáo với cơ quan nào?
Theo Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
2. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này, đối tượng báo cáo, các Bộ, ngành có liên quan thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ theo các ngành, lĩnh vực ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch đáng ngờ.
Như vậy, nếu phát hiện dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Có bao nhiêu dấu hiệu đáng ngờ cơ bản?
Theo Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản
1. Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.
2. Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.
4. Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
5. Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
6. Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
7. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.
8. Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có 08 dấu hiệu đáng ngờ cơ bản bao gồm:
- Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.
- Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.
- Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
- Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
- Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.
- Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định hành chính bị kiện là gì? Được khiếu kiện quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không?
- Tổ chức cung cấp thông tin báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính không đúng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?
- Có bắt buộc phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán không?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu là gì? Quyền và trách nhiệm đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập?