03 trường hợp ngừng xử lý, hủy, xóa dữ liệu cá nhân của trẻ em là những trường hợp nào theo quy định?
03 trường hợp ngừng xử lý, hủy, xóa dữ liệu cá nhân của trẻ em là những trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em như sau:
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
1. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.
3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:
a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, dữ liệu cá nhân của trẻ em sẽ ngừng xử lý, xóa không thể khôi phục hoặc hủy trong các trường hợp sau:
- Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý;
- Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
03 trường hợp ngừng xử lý, hủy, xóa dữ liệu cá nhân của trẻ em là những trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em được thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.
Như vậy, theo quy định, dữ liệu cá nhân được bảo vệ theo 07 nguyên tắc nêu trên.
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em không đúng quy định thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.
Như vậy, khi tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em không đúng quy định thì sẽ đối diện với các hình thức xử lý sau:
- Xử lý kỷ luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Xử lý hình sự.
Trong đó, mức độ cao nhất sẽ là xử lý hình sự. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý phù hợp.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?