03 trường hợp di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào?
03 trường hợp di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường là gì?
03 trường hợp di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
1. Các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư bao gồm:
a) Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
b) Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng.
2. Các trường hợp di dời theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm:
a) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
b) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;
c) Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Theo đó, các trường hợp di dời theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm:
- Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu;
- Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;
- Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây:
Móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
03 trường hợp di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục di dời chủ sở hữu nhà chung cư theo phương án bồi thường được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày phương án bồi thường, tái định cư được phê duyệt, chủ đầu tư phối hợp với cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định di dời theo quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật Nhà ở 2023 và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư phải di dời để thông báo trực tiếp đến các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải di dời thực hiện;
- Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày có quyết định di dời quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ đầu tư dự án và các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức di dời toàn bộ chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đến chỗ ở tạm thời để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.
- Trường hợp có căn hộ thuộc tài sản công thuộc diện phải di dời theo quy định tại Điều 23 Nghị định 98/2024/NĐ-CP thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục thu hồi nhà ở thuộc tài sản công theo quy định của pháp luật nhà ở.
Lựa chọn chủ đầu tư dự án thế nào khi nhà chung cư có một phần diện tích thuộc tài sản công?
Lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua thỏa thuận giữa chủ sở hữu nhà chung cư với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Hội nghị nhà chung cư được quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua thỏa thuận giữa chủ sở hữu nhà chung cư với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Hội nghị nhà chung cư
...
6. Việc lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc mỗi một căn hộ trong nhà chung cư có một đại diện chủ sở hữu tham dự tương ứng với một phiếu biểu quyết và có ít nhất 70% tổng số đại diện chủ sở hữu nhà chung cư, khu chung cư đó tham gia; doanh nghiệp được lựa chọn phải được tối thiểu 75% tổng số đại diện chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư, khu chung cư tham gia họp đồng ý; trường hợp có nhiều doanh nghiệp tham gia đăng ký làm nhà đầu tư thì lựa chọn doanh nghiệp nhận được tỷ lệ đồng ý cao nhất của các chủ sở hữu căn hộ nhưng tối thiểu phải đạt trên 51% tổng số đại diện chủ sở hữu nhà chung cư, khu chung cư đó đồng ý; việc tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, đại diện cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư tham gia họp và doanh nghiệp được lựa chọn.
Trường hợp nhà chung cư, khu chung cư có một phần diện tích thuộc tài sản công thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công hoặc cơ quan được đại diện chủ sở hữu thuộc tài sản công giao tham gia họp lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là căn hộ mà thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân hoặc của Nhà nước thì lấy tổng diện tích sử dụng của phần diện tích này chia cho diện tích sử dụng căn hộ lớn nhất tại nhà chung cư hoặc khu chung cư đó để xác định tỷ lệ số phiếu biểu quyết của các chủ sở hữu; mỗi phần diện tích tương đương với diện tích căn hộ lớn nhất sau khi chia được tính bằng một phiếu biểu quyết; trường hợp diện tích còn lại sau khi chia lớn hơn ½ diện tích căn hộ quy định tại điểm này thì được tính tỷ lệ một phiếu biểu quyết của chủ sở hữu; trường hợp diện tích còn lại sau khi chia nhỏ hơn ½ diện tích căn hộ quy định tại điểm này thì không tính tỷ lệ một phiếu biểu quyết của chủ sở hữu.
....
Theo đó, trường hợp nhà chung cư có một phần diện tích thuộc tài sản công thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công hoặc cơ quan được đại diện chủ sở hữu thuộc tài sản công giao tham gia họp lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?