03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương 2024 có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW?
03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương 2024 có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW?
Tại khoản a tiểu mục 15 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 có đề cập đến trách nhiệm của Bộ Nội vụ đối với việc cải cách tiền lương như sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 9 năm 2023.
Theo đó, ngày 16/9 vừa qua là hạn chót để Bộ Nội vụ hoàn thành phương án cải cách tiền lương, báo cáo Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Nội vụ gấp rút hoàn thiện Đề án cải cách tiền lương.
Trước đó, năm 2018, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Việc cải cách được thực hiện đồng bộ từ tiền lương khu vực cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tới tiền lương của khu vực doanh nghiệp, người lao động. Mục tiêu là xây dựng một chính sách tiền lương có sự đồng bộ, hài hòa giữa khu vực công và khu vực tư.
Cải cách tiền lương cũng đặt mục tiêu sắp xếp lại cơ cấu tiền lương cùng với các chế độ phụ cấp.
Theo đó, 03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương có lợi cho công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ-TW 2018 gồm có như sau:
Thứ nhất là lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ được thiết kế gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Thứ 2 phải kể đến là xây dựng ban hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Thứ 3 là xác định vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương. Theo đó, người đứng đầu được sử dụng kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Về tiền lương khu vực tư, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo tiền lương đáp ứng được mức sống tối thiểu. Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, và tính tương quan với tiền lương khu vực công.
03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW? (Hình từ internet)
Mục tiêu cải cách tiền lương với cán bộ, công chức như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đưa ra mục tiêu cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
- Từ năm 2018 đến năm 2020
+ Đối với khu vực công
++ Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
++ Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
+ Đối với khu vực doanh nghiệp
++ Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
++ Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
- Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
+ Đối với khu vực công
++ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
++ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
++ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
++ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
++ Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
+ Đối với khu vực doanh nghiệp
++ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
++ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Mức lương cơ sở năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, trong năm 2023 sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng quy định như sau:
- Từ ngày 01/01/2023 - 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng;
- Từ ngày 01/7/2023 trở đi: Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.800.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?