03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì 03 cấp đào tạo lý luận chính trị bao gồm:
- Sơ cấp;
- Trung cấp;
- Cao cấp.
03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào? (Hình từ Internet)
Giáo trình đào tạo lý luận chính trị các cấp do ai biên soạn?
Căn cứ vào Điều 11 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và cụ thể hóa thực hiện Quy định theo thẩm quyền.
2. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện Quy định; hướng dẫn thống nhất công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; lựa chọn một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có đủ điều kiện đào tạo trung cấp lý luận chính trị.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo định hướng về chính trị, tư tưởng trong chương trình đào tạo lý luận chính trị; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung các chương trình đào tạo lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp, cao cấp và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và thời gian đào tạo lý luận chính trị phù hợp từng cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) và hướng dẫn thống nhất việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo lý luận chính trị trong hệ thống chính trị.
5. Các học viện, trường, trung tâm được giao nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị xây dựng quy chế và tổ chức, quản lý đào tạo theo Quy định.
6. Các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương hiện đang đào tạo trung cấp lý luận chính trị sẽ kết thúc nhiệm vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị từ ngày 01/01/2024. Các cơ sở này phải xây dựng lộ trình để kết thúc khóa học đối với các lớp khai giảng mới và các lớp đang đào tạo trung cấp lý luận chính trị trước ngày 31/12/2023.
Như vậy, giáo trình đào tạo lý luận chính trị các cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn.
Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
Phân cấp nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị được quy định tại Điều 7 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Phân cấp nhiệm vụ đào tạo
1. Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
2. Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
Lưu ý: Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo sơ cấp lý luận chính trị được quy định tại Điều 8 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 như sau:
- Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.
- Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
- Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
- Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.
- Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?