Thuế giá trị gia tăng là gì? Những ai phải đóng thuế giá trị gia tăng? Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng?
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:
"Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."
Ngoài tên gọi thuế giá trị gia tăng, còn có cách gọi thông thường khác là thuế VAT.
Cụm từ VAT là viết tắt bằng tiếng anh của tử Value-Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
Tải trọn bộ các văn bản về đóng thuế giá trị gia tăng hiện hành: Tải về
Ai là người phải đóng thuế giá trị gia tăng?
Người chịu thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:
"Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)"
Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp này, anh/chị sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng gián tiếp.
Ví dụ cụ thể như: anh/chị ghé cửa một cửa hàng tiện lợi mua một lon bia, thì người trực tiếp đóng thuế giá trị giá tăng đó là chủ cửa hàng và anh/chị là người gián tiếp đóng thuế này.
Bán trái cây do nhà tự trồng thì có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016) quy định đối tượng không chịu thuế như sau:
"Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.”
Như vậy, nếu bạn bán trái cây mà các sản phẩm này chỉ mới qua sơ chế thông thường sẽ thuộc vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thuế giá trị gia tăng Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những lời chúc Tết các chú bộ đội 2025 ngắn gọn? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- Yêu cầu về trình độ đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số? Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số?
- Mẫu thư chúc Tết của Chủ tịch xã? Thư chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ của Chủ tịch xã gửi đến người dân?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận mới nhất? Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá bao nhiêu thì được xem là tài sản cố định?