Đòi nợ thuê có còn được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư nữa hay không? Đòi nợ thuê sẽ bị xử lý như thế nào?
Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động theo Luật đầu tư?
Quyết định 27/2017/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam cũng đã thống kê hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Theo Điều 5 Luật đầu tư 2020 quy định về Chính sách về đầu tư kinh doanh:
“1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
…”
Đòi nợ thuê có còn được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư nữa hay không?
Đòi nợ thuê có còn được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư nữa hay không?
Theo Điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định:
“Điều 7 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
…”
Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh có nêu:
“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
…”
Bên cạnh đó, Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê cũng đã được bãi bỏ, không còn giá trị pháp lý. Như vậy đòi nợ thuê không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì ngành nghề này đã được liệt kê vào danh sách ngành nghề cấm kinh doanh theo Luật đầu tư.
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của Luật đầu tư?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nếu có hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
- Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm theo quy định .
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của Luật đầu tư, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã không còn là ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép kinh doanh nữa. Nếu cơ quan, cá nhân hoặc tổ chức nào cố tình vi phạm quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Kèm theo đó là hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm theo quy định và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?