Tra cứu Thuật ngữ pháp lý

STTThuật ngữMô tảNguồn 
641 Dự toán điều chỉnh bổ sung Là dự toán xây dựng công trình đã tính lại bao gồm phần điều chỉnh cơ cấu, chi phí dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt có tính thêm chi phí dự toán bổ sung 450/SXD-QLXD Tỉnh Bình Định
642 Dự toán phân bổ cấp 0 Là dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, dự toán chi ngân sách cấp huyện theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện (hoặc Ủy ban nhân dân huyện trong trường hợp không có Hội đồng nhân dân huyện) quyết định hàng năm, bao gồm cả dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách 1111/QĐ-BTC
643 Dự toán phấn đấu Là dự toán thu theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách hàng năm 651/QĐ-TCT
644 Dự toán pháp lệnh Là dự toán thu được Chính phủ giao theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm 651/QĐ-TCT
645 Dự toán tạm cấp Là mức dự toán được cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước tạm cấp theo quy định tại điều 45 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. 107/2008/TT-BTC
646 Dự trữ bắt buộc
Hết hiệu lực
là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 10/2003/QH11
647 Dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. 50/2014/NĐ-CP
648 Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: a) Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (sau đây gọi là dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý; b) Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước; c) Các nguồn ngoại hối khác. 50/2014/NĐ-CP
648 Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 28/2005/PL-UBTVQH11
649 Dự trữ ngoại hối nhà nước (FR) là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật hiện hành. 231/2006/QĐ-TTg
650 Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ. 22/2012/QH13
651 Dự trữ quốc gia bằng tiền là khoản tiền dự trữ trong quỹ dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. 17/2004/PL-UBTVQH11
652 Dự trữ quốc tế
Hết hiệu lực
là Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối 10/2003/QH11
653 Dụng cụ bằng gốm Là dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm bao gồm các dụng cụ được làm bằng sứ, đất nung 46/2007/QĐ-BYT
654 Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu Là dụng cụ bằng gốm có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm: - Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít; - Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít; - Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên; - Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng 240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao 46/2007/QĐ-BYT
655 Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu Là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm: - Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml; - Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít; - Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên 46/2007/QĐ-BYT
656 Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu l Là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm: - Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml; - Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít; - Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên 46/2007/QĐ-BYT
657 Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng Là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn 46/2007/QĐ-BYT
658 Dụng cụ chứa đựng thực phẩm Là dụng cụ được dùng với mục đích để chuẩn bị, nấu nướng, phục vụ bữa ăn và bảo quản thực phẩm hoặc đồ uống 46/2007/QĐ-BYT
659 Dụng cụ chuẩn
Hết hiệu lực
Là phương tiện đo lường có cấp chính xác cấp cao nhất ở một địa phương hoặc một tổ chức để xác định giá trị hàng hóa 05/2012/QĐ-UBND Tỉnh Hòa Bình
660 Dụng cụ cứu sinh là các vật dụng nổi dùng làm phao cứu người. 19/2005/QĐ-BGTVT
660 Dụng cụ cứu sinh Là các vật dụng nổi dùng làm phao cứu người 26/2011/QĐ-UBND Tỉnh Hậu Giang
660 Dụng cụ cứu sinh
Hết hiệu lực
Là các loại phao và các vật dụng nổi khác như ( áo phao, can nhựa … ) 19/2009/QĐ-UBND Tỉnh Vĩnh Long
660 Dụng cụ cứu sinh Là các vật dụng nổi dùng làm phao cứu sinh 69/2009/QĐ-UBND Tỉnh Đồng Nai

« Trước1617181920212223242526272829303132333435Tiếp »

Đăng nhập


DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.9.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!