Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2004

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 17/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về dự trữ quốc gia.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu của dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành dự trữ quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng dự trữ quốc gia.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động dự trữ quốc gia là các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.

2. Quỹ dự trữ quốc gia là khoản tích lũy từ ngân sách nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Hàng dự trữ quốc gia là những vật tư, hàng hoá trong danh mục dự trữ quốc gia.

4. Dự trữ quốc gia bằng tiền là khoản tiền dự trữ trong quỹ dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

5. Điều hành dự trữ quốc gia là các hoạt động về quản lý nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.

6. Tổng mức dự trữ quốc gia là tổng giá trị quỹ dự trữ quốc gia.

7. Tổng mức tăng dự trữ quốc gia là tổng số tiền bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội thông qua dành cho việc tăng quỹ dự trữ quốc gia.

8. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ phân công trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

9. Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.

Điều 5. Tổ chức dự trữ quốc gia

1. Việc tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất vào một đầu mối của Nhà nước, có phân công cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

2. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để kịp thời đáp ứng yêu cầu trong các trường hợp cấp bách, bao gồm cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm bộ phận ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực.

Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia

1. Quỹ dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, bí mật, an toàn; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu trong mọi tình huống; quỹ dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đầy đủ, kịp thời.

2. Quỹ dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng quỹ dự trữ quốc gia để hoạt động kinh doanh.

Điều 7. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia

Quỹ dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia

1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm quỹ dự trữ quốc gia, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

b) Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia;

c) Nhập, xuất quỹ dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền;

d) Sử dụng quỹ dự trữ quốc gia sai mục đích, lãng phí;

đ) Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để tham ô, trục lợi;

e) Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát tài sản dự trữ quốc gia;

g) Kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản thuộc dự trữ quốc gia;

h) Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.

2. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về dự trữ quốc gia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

XÂY DỰNG QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 9. Tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia

1. Tổng mức dự trữ quốc gia được tăng dần hàng năm.

2. Chính phủ trình Quốc hội quyết định tổng mức tăng dự trữ quốc gia hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Điều 10. Phương thức dự trữ quốc gia

1. Dự trữ quốc gia được dự trữ bằng hàng và bằng tiền đồng Việt Nam.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định tỷ lệ giữa dự trữ quốc gia bằng hàng và dự trữ quốc gia bằng tiền.

Điều 11. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thẩm quyền quản lý

1. Các mặt hàng đưa vào dự trữ quốc gia phải là những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, đáp ứng mục tiêu quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này.

2. Chính phủ quyết định danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau đây:

a) Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, bình ổn thị trường, ổn định đời sống nhân dân;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

c) Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ các bộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia khác theo đặt hàng của Nhà nước. Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính ký hợp đồng thuê các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành trực tiếp tổ chức bảo quản hàng dự trữ quốc gia quy định tại điểm này.

3. Danh mục hàng dự trữ quốc gia được xác định hàng năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Điều 12. Kế hoạch dự trữ quốc gia

1. Kế hoạch dự trữ quốc gia được xây dựng năm năm, hàng năm và được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia bao gồm:

a) Mục tiêu, yêu cầu của dự trữ quốc gia;

b) Khả năng của ngân sách nhà nước;

c) Dự báo về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế;

d) Dự báo khác liên quan đến dự trữ quốc gia.

3. Nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia bao gồm:

a) Mức dự trữ tồn kho cuối kỳ, mức dự trữ tồn quỹ cuối kỳ;

b) Kế hoạch tăng, giảm và luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia;

c) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật;

d) Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;

đ) Cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch dự trữ quốc gia để cân đối, tổng hợp trình Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Chương 3:

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHI CHO DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 13. Ngân sách chi cho quỹ dự trữ quốc gia

1. Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách được cấp, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động mua hàng dự trữ theo danh mục mặt hàng, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, phương thức, thủ tục quy định.

Trường hợp do giá cả thay đổi khi nhập, xuất luân phiên đổi hàng làm giảm số lượng hàng mua theo kế hoạch được duyệt thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được; báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về số lượng hàng còn thiếu so với kế hoạch.

2. Trường hợp ngân sách cấp để mua hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết thì Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia sử dụng ngân sách được cấp, tiền thu được từ bán luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia để mua hàng theo kế hoạch được duyệt; trường hợp đã thực hiện xong kế hoạch mua hàng nếu còn tiền thì Bộ Tài chính thu hồi, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền; trường hợp hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, phải mua nhập tăng dự trữ trước khi xuất bán đổi hàng thì Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, tạm ứng tiền để mua hàng, sau đó các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải trả lại ngay số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch.

4. Hàng dự trữ quốc gia hư hỏng, giảm phẩm chất cần phải được xử lý ngay, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sửa chữa, phục hồi hoặc xuất bán để hạn chế thiệt hại và làm rõ nguyên nhân để xử lý:

a) Trường hợp do nguyên nhân khách quan thì được ghi giảm nguồn vốn;

b) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia báo cáo ngay tình hình thiệt hại và kết quả khắc phục với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Trong quá trình bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trường hợp hao hụt quá định mức do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải bồi thường toàn bộ số lượng hao hụt; trường hợp giảm được hao hụt so với định mức thì được trích thưởng theo quy định của Chính phủ.

Điều 14. Ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia

1. Ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 15. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia

1. Ngân sách chi cho quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dự trữ quốc gia.

2. Ngân sách chi cho quản lý dự trữ quốc gia của các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.

3. Chi phí cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán; nếu tiết kiệm thì được sử dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chi phí cho việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp bổ sung theo dự toán được duyệt. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế – kỹ thuật, hợp đồng thuê bảo quản hàng dữ trữ quốc gia, lập dự toán chi phí cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.

Điều 16. Chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước; chế độ báo cáo

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính, ngân sách về dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành dự trữ quốc gia.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và đơn vị dự trữ quốc gia phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước và chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia.

3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải kiểm tra, duyệt quyết toán của đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã duyệt; lập quyết toán và tổng hợp báo cáo quyết toán về dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán, tổng hợp quyết toán về dự trữ quốc gia trình Chính phủ.

Chương 4:

QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Mục 1: NHẬP, XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 17. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

Việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Đúng kế hoạch, đúng hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo đặt hàng của Nhà nước hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền;

2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm quy định;

3. Đúng thủ tục nhập, xuất theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch

1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu tăng cường dự trữ quốc gia, thời hạn bảo quản, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo đặt hàng của Nhà nước, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia.

2. Căn cứ vào kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo đặt hàng của Nhà nước, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, hợp đồng, quyết định phương thức mua, bán, thời gian nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia bảo đảm mức dự trữ tồn kho cuối kỳ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau đây:

1. Phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;

2. Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;

3. Tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô;

4. Đáp ứng yêu cầu đặc biệt về viện trợ, cho vay, trả nợ trong quan hệ đối ngoại hoặc để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, bức thiết khác của Nhà nước.

Điều 20. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định sau đây:

a) Nhập, xuất cấp ngay hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dự trữ quốc gia có trị giá dưới một tỷ đồng để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;

b) Tạm xuất máy móc, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để bảo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.

2. Bộ trưởng quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình; đồng thời gửi báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc nhập, xuất cấp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng quy định; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm.

Điều 21. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác

Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, xử lý hao hụt, dôi thừa hoặc thiệt hại trong quá trình nhập, xuất, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; sau khi thực hiện phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 22. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia

Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trong các trường hợp sau đây:

1. Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia theo quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm an toàn, phù hợp các điều kiện về kho hàng, bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

2. Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia ra khỏi vùng bị thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn;

3. Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sàng phục vụ cho các nhiệm vụ phát sinh;

4. Do yêu cầu cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra.

Điều 23. Quản lý giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá giới hạn tối đa khi mua hàng dự trữ quốc gia, giá giới hạn tối thiểu khi bán hàng dự trữ quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Căn cứ vào giá giới hạn tối đa, giá giới hạn tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quy định mức giá cụ thể theo từng thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.

Điều 24. Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia

1. Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ thực tế, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp: mua hàng dự trữ quốc gia để phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu; mua xăng dầu; mua hàng dự trữ quốc gia để phục vụ cho việc bình ổn thị trường sau khi đã xuất cấp các loại hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc các loại hàng dự trữ quốc gia có tính đặc thù, thời vụ, có yêu cầu kỹ thuật bảo quản đặc biệt là lương thực, muối, giống cây trồng, thuốc y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

b) Mua, bán trực tiếp được áp dụng trong trường hợp: bổ sung hợp đồng đã thực hiện xong dưới một năm hoặc hợp đồng đang thực hiện mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, đấu giá với mức giá được xác định trong hợp đồng; mua trực tiếp của người sản xuất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng đối với hàng dự trữ quốc gia là lương thực (trừ mua gạo), muối, giống cây trồng, thuốc y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện giá cả thị trường ổn định, không có biến động lớn về cung, cầu;

c) Đấu thầu được áp dụng khi mua hàng dự trữ quốc gia là vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu; mua gạo dự trữ.

d) Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với các trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới hai tỷ đồng;

đ) Đấu giá được áp dụng đối với trường hợp bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia được phép bán thanh lý hoặc xuất luân phiên đổi hàng.

2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong quá trình thực hiện phương thức mua, bán đã quyết định mà không đạt kết quả, thì Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho áp dụng phương thức mua, bán khác.

Mục 2: KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 25. Quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia

1. Hệ thống kho dự trữ quốc gia phải được quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phòng tránh thiên tai, hoả hoạn.

2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.

Điều 26. Xây dựng, bảo vệ kho dự trữ quốc gia

1. Kho dự trữ quốc gia phải được xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm hiện đại với công nghệ bảo quản tiên tiến, có đủ trang bị, thiết bị, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện quy trình nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, phòng, chống thiên tai, hoả hoạn, hư hỏng, mất mát và các nguyên nhân khác gây thiệt hại đến tài sản dự trữ quốc gia.

2. Khu vực kho dự trữ quốc gia phải được tổ chức bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bí mật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia và ban hành Quy chế bảo vệ kho dự trữ quốc gia sau khi thống nhất ý kiến với Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia và ban hành Quy chế bảo vệ kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.

Mục 3: BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 27. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Hàng dự trữ quốc gia phải được bảo quản đúng địa điểm quy định, đúng quy trình, quy phạm, hợp đồng thuê bảo quản theo đặt hàng của Nhà nước, bảo đảm an toàn về số lượng, chất lượng trong quá trình dự trữ.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động nhập, xuất đổi hàng dự trữ quốc gia khi đến thời hạn luân phiên đổi hàng theo kế hoạch; đối với hàng nhập khẩu phải bảo đảm có đủ nguồn hàng mới theo đúng tiêu chuẩn chất lượng để nhập kho dự trữ; đối với hàng sản xuất trong nước phải bảo đảm số lượng hàng dự trữ có trong kho thường xuyên không được thấp hơn 50% mức dự trữ tồn kho cuối kỳ và phải nhập đủ hàng mới trong thời gian sáu tháng.

Điều 28. Trách nhiệm bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.

2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

3. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ, bảo quản an toàn về số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Điều 29. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Bộ Tài chính và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập kho dự trữ quốc gia.

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Mục 4: QUẢN LÝ DỰ TRỮ QUỐC GIA BẰNG TIỀN

Điều 30. Sử dụng dự trữ quốc gia bằng tiền

Dự trữ quốc gia bằng tiền chỉ được sử dụng để mua hàng dự trữ quốc gia.

Điều 31. Quản lý dự trữ quốc gia bằng tiền

1. Bộ Tài chính quản lý tập trung dự trữ quốc gia bằng tiền tại Kho bạc Nhà nước. Tiền lãi được nhập vào tiền gốc để bảo toàn và phát triển quỹ dự trữ quốc gia.

2. Căn cứ vào tỷ lệ giữa dự trữ quốc gia bằng hàng và dự trữ quốc gia bằng tiền do Thủ tướng Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xuất dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng dự trữ quốc gia, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thực hiện kịp thời yêu cầu chuyển đổi dự trữ quốc gia bằng tiền đồng Việt Nam sang ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu hàng dự trữ quốc gia.

Chương 5:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh về dự trữ quốc gia;

b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia theo thẩm quyền;

c) Quy định cụ thể về hệ thống tổ chức quản lý dự trữ quốc gia; chỉ đạo tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến dự trữ quốc gia;

d) Quyết định chiến lược, quy hoạch phát triển dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia;

đ) Xây dựng tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia hàng năm trình Quốc hội;

e) Giao dự toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; quyết định danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ quốc gia từng loại hàng, phân công các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; định kỳ sáu tháng và hàng năm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về danh mục hàng dự trữ quốc gia;

g) Quy định cơ chế quản lý tài chính, ngân sách đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với hoạt động của ngành dự trữ quốc gia;

h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.

2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia;

b) Quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;

c) Quyết định tỷ lệ giữa dự trữ quốc gia bằng hàng và dự trữ quốc gia bằng tiền;

d) Phê duyệt kế hoạch đặt hàng của Nhà nước về dự trữ quốc gia;

đ) Trong trường hợp cần thiết, quyết định điều chỉnh, bổ sung: danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ quốc gia và phân công các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;

e) Quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia do Chính phủ quy định.

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về dự trữ quốc gia;

2. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự án chiến lược, quy hoạch phát triển dự trữ quốc gia, chính sách về dự trữ quốc gia;

3. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm, thời hạn bảo quản các mặt hàng dự trữ quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật khác về dự trữ quốc gia theo thẩm quyền;

4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia, lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia hàng năm cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;

5. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch dự trữ quốc gia, đặt hàng của Nhà nước về dự trữ quốc gia, danh mục hàng dự trữ quốc gia và mức dự trữ từng loại hàng để tổng hợp trình Chính phủ;

6. Tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện dự trữ quốc gia theo kế hoạch hàng năm và quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền những vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia;

7. Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm được phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, định mức kinh tế - kỹ thuật, đặt hàng của Nhà nước, bảo đảm đủ nguồn tài chính dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;

8. Ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về chế độ quản lý tài chính, ngân sách, quyết định giá giới hạn tối đa, giá giới hạn tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại hàng dự trữ quốc gia và mức chi phí cho việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra về số lượng, chất lượng và giá trị hàng dự trữ quốc gia; thực hiện các quy định về quản lý, bảo quản, mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia;

9. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác dự trữ quốc gia;

10. Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia;

11. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ công tác quản lý dự trữ quốc gia;

12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thẩm định chiến lược, quy hoạch phát triển dự trữ quốc gia trình Chính phủ;

2. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ kế hoạch dự trữ quốc gia, tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia, lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia hàng năm cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng; trình Thủ tướng Chính phủ đặt hàng của Nhà nước về dự trữ quốc gia;

3. Phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ dự án chiến lược, quy hoạch phát triển dự trữ quốc gia, chính sách dự trữ quốc gia; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện dự trữ quốc gia theo kế hoạch và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia

Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch, đặt hàng của Nhà nước, danh mục hàng dự trữ quốc gia và mức dự trữ từng loại hàng;

2. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện kế hoạch, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo đặt hàng của Nhà nước và quản lý dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;

3. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý hàng dự trữ quốc gia theo đặt hàng của Nhà nước, đồng thời gửi báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách

Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Giúp Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; trực tiếp tổ chức quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ giao; theo dõi việc quản lý toàn bộ hàng dự trữ quốc gia chuyên ngành được Chính phủ phân công cho các bộ, ngành quản lý;

2. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính theo dõi, kiểm tra, giám sát việc nhập, xuất, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này và việc thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các đơn vị dự trữ quốc gia;

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính xác định yêu cầu đặt hàng của Nhà nước về: danh mục, chủng loại mặt hàng, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, địa điểm để hàng, thời gian nhập và thời hạn bảo quản, định mức kinh tế - kỹ thuật, hao hụt, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia, các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ; ký, thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ;

4. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định kinh phí quản lý, bảo quản cho các đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự trữ quốc gia

Đơn vị dự trữ quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Bảo quản hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại hàng và tại các địa điểm đã quy định theo đặt hàng của Nhà nước;

2. Bảo đảm lượng tồn kho dự trữ quốc gia tại các điểm kho đáp ứng kịp thời yêu cầu huy động và thuận tiện trong mọi tình huống;

3. Chỉ được xuất hàng dự trữ quốc gia khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của cấp có thẩm quyền;

4. Mở hệ thống sổ sách, chứng từ để theo dõi việc nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia và lưu trữ theo đúng chế độ quy định; định kỳ báo cáo việc nhập, xuất, tồn kho cho cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách và bộ, ngành chủ quản;

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập, xuất, bảo vệ, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm bí mật, an toàn các hoạt động dự trữ quốc gia tại địa phương;

2. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia

1. Cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện ngay việc xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, bảo đảm khẩn trương, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng, thủ tục quy định.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, phân phối hàng đúng chế độ, chính sách, đúng đối tượng quy định; chấp hành chế độ quản lý tài chính, ngân sách, chế độ kế toán, thống kê và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ khi hoàn thành việc phân phối, phải báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2004.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 41. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 17/2004/PL-UBTVQH11

Hanoi, April 29, 2004

 

ORDINANCE

ON NATIONAL RESERVES

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to Resolution No. 21/2003/QH11 of November 26, 2003 of the XIth National Assembly, the 4th session, on the 2004 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for national reserves.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objectives of national reserves

National reserves constitute the State's strategic reserve source, aiming to actively satisfy urgent requirements of prevention, combat and overcoming of consequences of natural disasters, fires, epidemics; to ensure defense and security; take part in stabilizing the market, contribute to stabilizing the macro-economy, and perform other extraordinary urgent tasks of the State.

Article 2.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Subjects of application

1. Agencies, organizations and individuals that are involved in the building, management and administration of national reserves.

2. Agencies, organizations and individuals that are involved in the use of national reserves.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Ordinance, the terms below are construed as follows:

1. National reserve activities mean activities of working out and implementing national reserve plans and budget estimates; building the system of material-technical bases for management of national reserves; administering the warehousing, ex-warehousing, preservation and protection of national reserves.

2. National reserve fund means the accumulated amount from the State budget, which is uniformly managed and used by the State according to the provisions of this Ordinance and the relevant legal documents.

3. National reserve goods mean supplies and commodities on the national reserve list.

4. National reserve in cash means the reserve money amount in the national reserve fund, which is incorporated in the annual State budget estimates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Total national reserve means the total value of the national reserve fund.

7. Total national reserve increase means the total money amount included in the annual State budget estimates adopted by the National Assembly for the increase of the national reserve fund.

8. National reserve goods-managing ministries and branches mean the ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies which are assigned by the Government to directly organize the management and preservation of national reserve goods.

9. National reserve units mean organizations under the national reserve goods-managing ministries or branches, which are tasked to directly manage, warehouse, ex-warehouse, preserve and protect national reserve goods.

Article 5.- Organization of national reserves

1. The organization of national reserves must ensure the State's centralized and uniform administration, with the assignment of tasks to the national reserve goods-managing ministries and branches according to the Government's regulations.

2. The system of national reserve organizations is organized at the central level and in strategic zones as well as geographical areas throughout the country in order to promptly satisfy the requirements in emergency cases, and consists of the specialized national reserve management agency under the Finance Ministry and the national reserve units under the national reserve goods-managing ministries and branches.

The specialized national reserve management agency is organized according to the professional hierarchical line-up system, consisting of a central section and regional units.

Article 6.- Principles for management and use of the national reserve fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The national reserve fund must be used for the right purposes and in strict compliance with law provisions; it must not be used for business purposes.

Article 7.- Source for formation of the national reserve fund

The national reserve fund is formed from the State budget under the National Assembly's decisions.

Article 8.- Prohibited acts and handling of violations of legislation on national reserves

1. The following acts are prohibited:

a/ Infringing upon the national reserve fund, destroying material-technical foundations and/or national reserve goods-preserving warehouses;

b/ Obstructing national reserve activities;

c/ Making the national reserve fund warehousing or ex-warehousing ultra vires;

d/ Using the national reserve fund for wrong purposes or in a wasteful manner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Being irresponsible or intentionally acting against the regulations on management of national reserves, thus causing damage to, or loss of, national reserve assets;

g/ Trading in, pledging, mortgaging, leasing or illegally exploiting national reserve assets;

h/ Disclosing State secrets on national reserves.

2. Those who commit acts of violating the provisions of this Ordinance and other law provisions on national reserves shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter II

BUILDING OF THE NATIONAL RESERVE FUND

Article 9.- The total national reserve, the total national reserve increase

1. The total national reserve shall be increased year after year.

2. The Government shall submit to the National Assembly for decision the annual total national reserve increases according to the provisions of the State Budget Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. National reserves shall be made in goods and Vietnam dong.

2. The Prime Minister prescribes the ratio between the national reserve in goods and the national reserve in cash.

Article 11.- The list of national reserve goods and management competence

1. The goods items put in national reserves must be strategic, essential and important ones, satisfying the objectives prescribed in Article 1 of this Ordinance.

2. The Government decides on the list of national reserve goods and assigns the ministries and branches to manage the national reserve goods according to the following regulations:

a/ The Finance Ministry shall directly organize the management and preservation of national reserve goods to satisfy the requirements of ensuring national food security, salvage, rescue, emergency aid, prevention, combat and overcoming of consequences of natural disasters, fires, epidemics, stabilization of the market and the people's life;

b/ The Defense Ministry and the Public Security Ministry shall directly organize the management and preservation of national reserve goods to satisfy the defense and security requirements and tasks;

c/ The national reserve goods-managing ministries and branches, other than the ministries defined at Points a and b of this Clause, shall directly organize the management and preservation of other national reserve goods ordered by the State. The specialized national reserve management agency under the Finance Ministry shall sign contracts on hiring the national reserve units under the ministries and branches to directly organize the preservation of the national reserve goods specified at this Point.

3. The list of national reserve goods shall be annually determined together with the socio-economic development plans and the State budget estimates. Biannually and annually, the Government shall report to the National Assembly Standing Committee on the list of national reserve goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. National reserve plans shall be elaborated every five years and each year and incorporated in the socio-economic development plans and the State budget estimates.

2. Bases for elaboration of national reserve plans include:

a/ Objectives and requirements of the national reserves;

b/ The State budget's capability;

c/ Forecasts on domestic and international political and socio-economic situations;

d/ Other forecasts related to the national reserves.

3. Contents of the national reserve plans include:

a/ Period-end in-stock reserve level, period-end fund balance reserve level;

b/ Plans on increase, decrease and rotational swap of national reserve goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Research into and application of scientific and technological advances;

e/ Provision of financial sources for national reserve activities.

4. The Planning and Investment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in, guiding the national reserve goods-managing ministries and branches to work out national reserve plans for balancing, summing up and submission to the Government for decision according to its competence.

Chapter III

MANAGEMENT OF THE BUDGET EXPENDITURES FOR NATIONAL
RESERVES

Article 13.- The budget expenditures for the national reserve fund

1. Basing itself on the national reserve plan and the budget allocations, the Finance Ministry shall direct, guide and urge the national reserve goods-managing ministries and branches to take initiative in purchasing reserve goods according to the list of reserve goods, the prescribed volumes, quality standards, prices, modes and procedures.

In cases where fluctuating prices in the process of warehousing, ex-warehousing or rotational swap of goods lead to a decrease in the volume of goods purchased under the approved plan, the national reserve goods-managing ministries and branches shall purchase the volume of goods corresponding to the sale proceeds; then report the deficient goods volume as compared with the plan to the Finance Ministry for submission to the Prime Minister for decision.

2. In cases where the budget allocations for purchase of national reserve goods in a plan year are not used up, the Finance Minister shall consider and decide to carry forward the unused budget to the subsequent year for continued purchase at the proposals of the heads of the national reserve goods-managing ministries or branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Damaged or qualitatively degraded national reserve goods must be promptly handled. The heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall have to organize the repair, restoration or ex-warehousing for sale thereof in order to limit damage, and clarify the causes thereof for handling:

a/ For cases attributed to objective causes, a decrease in the capital source shall be recorded;

b/ For cases attributed to subjective causes, compensations must be made according to law provisions.

The heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall promptly report the damage extent and handling results to the Finance Minister and the Planning and Investment Minister for summing up and reporting to the Prime Minister.

5. In the course of preservation of national reserve goods, if the ullage exceeds the permitted level due to subjective causes, the units and individuals directly preserving such national reserve goods must compensate for the whole lost volume. If the ullage is below the permitted level, they shall be rewarded according to the Government's regulations.

Article 14.- Budget expenditures for investment in building material-technical foundation for the national reserve management

1. The budget expenditures for investment in building material-technical foundations for the national reserve management shall be incorporated in the annual development investment plans of the national reserve goods-managing ministries or branches.

2. The national reserve goods-managing ministries or branches are responsible for managing and using the capital construction investment capital strictly according to law provisions.

Article 15.- Budget expenditures for the national reserve management

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Budget expenditures for the national reserve management by national reserve agencies and units shall comply with the plans, estimates, norms and contracts on preservation of national reserve goods as well as the current financial and budgetary management regimes.

3. Expenses for the warehousing, ex-warehousing and preservation of national reserve goods shall be advanced in lump sums. Any saved amounts may be used according to the Finance Minister's regulations. Expenses for the warehousing and ex-warehousing of national reserve goods for free under the Prime Minister's decisions shall be additionally allocated by the Finance Ministry according to the approved estimates. The national reserve goods-managing ministries or branches shall base themselves on the econo-technical norms and contracts on hiring of the national reserve goods preservation to estimate the expenses for warehousing, ex-warehousing and preservation of national reserve goods, then report them to the Finance Ministry for approval before implementation. Pending the approval, the Finance Minister shall make advances for implementation by the national reserve agencies and units.

Article 16.- The financial and budgetary management regime; the accounting, statistical and State audit regime; the reporting regime

1. The Finance Minister shall propose the Government and the Prime Minister to prescribe the financial and budgetary management mechanism for the national reserve to meet the State management requirements and suit the particular operations of the national reserve branch.

2. The national reserve goods-managing ministries and branches and the national reserve units must strictly comply with law provisions on financial and budgetary management, accounting, statistics, State audit and the national reserve reporting regime.

3. The national reserve goods-managing ministries and branches must examine and approve settlements of their attached national reserve units and take responsibility for the approved settlements; make settlements and sum up settlement reports on the national reserve under their respective management, then send them to the Finance Ministry. The Finance Ministry shall have to evaluate such settlements and sum up and submit the national reserve settlement to the Government.

Chapter IV

MANAGEMENT AND ADMINISTRATION OF THE NATIONAL RESERVE FUND

Section 1. WAREHOUSING AND EX-WAREHOUSING OF NATIONAL RESERVE GOODS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The warehousing and ex-warehousing of national reserve goods must ensure the following principles:

1. Complying with the plans and contracts on hiring of the national reserve goods preservation at the State's orders or under the competent authorities' decisions;

2. Ensuring the right goods categories, volumes, quality, prices and places as prescribed;

3. Strictly complying with the warehousing and ex-warehousing procedures as prescribed by law.

Article 18.- Warehousing, ex-warehousing and rotational swap of national reserve goods under plans

1. Annually, basing themselves on the requirements on consolidation of national reserves, the preservation duration and the contracts on hiring of the preservation of national reserve goods at the State's orders, the national reserve goods-managing ministries and branches shall work out plans on warehousing, ex-warehousing and rotational swap of national reserve goods, then send them to the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry for summing up and submission to the Prime Minister for decision.

2. Basing themselves on the plans on warehousing, ex-warehousing and rotational swap of national reserve goods decided by the Prime Minister, and the contracts on hiring of the preservation of national reserve goods at the State's orders, the heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall organize the implementation of such plans and contracts, decide on the purchase and sale modes, the time of warehousing, ex-warehousing and rotational swap of national reserve goods, in order to ensure the period-end in-stock reserve level according to the Prime Minister's regulations.

Article 19.- Warehousing and ex-warehousing for use of national reserve goods under the Prime Minister's decisions

The Prime Minister shall decide on the warehousing and ex-warehousing for use of national reserve goods in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Satisfaction of defense and security requirements;

3. Stabilization of the market, contribution to stabilizing the macro-economy;

4. Satisfaction of special requirements on provisions of aids, loans, repayment of debts in external relations or performance of other extraordinary and urgent tasks of the State.

Article 20.- Warehousing and ex-warehousing for use of national reserve goods under the Prime Minister's authorization

1. In case of necessity, the Prime Minister shall authorize the Finance Minister to decide on warehousing, ex-warehousing for use of national reserve goods, and authorize the Defense Minister and the Public Security Minister to decide on warehousing, ex-warehousing of national reserve goods for defense and security according to the following regulations:

a/ Warehousing and ex-warehousing for prompt supply of national reserve goods, supplies, raw materials, fuels and materials, which are valued at under VND one billion in timely service of each arising task;

b/ Temporary ex-warehousing of national reserve machines, equipment and means in timely service of arising tasks. After such tasks are accomplished, such machines, equipment and means must be promptly recovered for maintenance, re-warehousing into the national reserve and preservation according to the regulations or reported to the Prime Minister for decision on handling.

2. The ministers who decide on warehousing, ex-warehousing of national reserve goods according to the provisions in Clause 1 of this Article shall, within three days after making such decisions, have to report them to the Prime Minister and bear responsibility before the Prime Minister for their decisions; and concurrently send reports thereon to the Finance Minister and the Planning and Investment Minister.

3. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry in, inspecting the warehousing, ex-warehousing for supply and use of national reserve goods in the cases prescribed in Clause 1 of this Article, ensuring the right purposes and the right subjects; summing up and reporting such to the Prime Minister and proposing the prompt handling of violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall decide on warehousing and ex-warehousing of national reserve goods upon the liquidation and handling of ullage, redundancy or damage in the course of warehousing, ex-warehousing, preservation and transport of national reserve goods according to law provisions and take responsibility for their decisions; and report on such liquidation or handling to the Finance Minister and the Planning and Investment Minister for summing up and reporting such to the Prime Minister.

Article 22.- Internal movement of national reserve goods

The heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall request the Finance Minister to consider and decide on the internal transfer of national reserve goods under their respective management in the following cases:

1. Relocation of national reserve goods under the planning or plans to ensure the safety and suitability with conditions on warehouses and preservation of national reserve goods;

2. Taking of national reserve goods out of natural disaster- or fire-stricken or unsafe zones;

3. Bringing of national reserve goods to necessary places to readily serve arising tasks;

4. Movement due to requirements of inventory, handover, inspection and examination.

Article 23.- Management of purchase prices and sale prices of national reserve goods

1. The Finance Minister shall prescribe the ceiling prices for purchase of national reserve goods and the floor prices for sale of national reserve goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Basing themselves on the ceiling prices and floor prices prescribed by the Finance Minister, the heads of the national reserve goods-managing ministries and branches shall prescribe specific prices for each time and each area when purchasing or selling national reserve goods under their management, and concurrently report thereon to the Finance Minister.

3. Prices for purchase or sale of national reserve goods by mode of bidding or auction shall comply with the law provisions on biddings or auctions.

Article 24.- Modes of purchase and sale of national reserve goods

1. When purchasing or selling national reserve goods, basing themselves on the practical requirements of tasks, the national reserve goods-managing ministries or branches may apply one of the following modes:

a/ Applying the mode of designation of contractors in case of purchase of national reserve goods in service of defense, security or cipher tasks; purchase of petrol and oil; purchase of national reserve goods to serve the market stabilization after the ex-warehousing for supply of assorted national reserve goods to meet the requirements of salvation, rescue, emergency relief, overcoming of consequences of natural disasters, fires, epidemics, or national reserve goods of specific or seasonal nature or with specific preservation technical requirements, such as foods, salt, plant varieties, medicines, veterinary drugs, plant protection drugs;

b/ Applying the mode of direct sale or purchase in case of supplementation to contracts which have been completely performed for under one year or contracts which are being currently performed, for which biddings or auctions have been organized with prices determined in such contracts; direct purchase from producers and direct sale to consumers, for the national reserve goods being foods (other than rice), salt, plant varieties, medicines, veterinary drugs and plant protection drugs on the condition that market prices are stable and there is no big change in demand and supply;

c/ Applying the mode of bidding to the purchase of national reserve goods being supplies, machines, equipment, means, raw materials and materials; or the purchase of rice for reserve.

d/ Applying the mode of competitive offer to the purchase of national reserve goods valued at under VND 2 billion each;

e/ Applying the mode of auction to the sale of national reserve supplies, machines, equipment and means eligible for liquidation sale or ex-warehousing for rotational swap of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. NATIONAL RESERVE WAREHOUSES

Article 25.- Planning on the system of national reserve warehouses

1. The system of national reserve warehouses must be planned in line with the socio-economic development strategy, ensure defense and security and prevent natural disasters and fires.

2. The Prime Minister shall approve the general planning on the system of national reserve warehouses. The heads of the national reserve goods-managing ministries or branches shall approve the detailed plannings on networks of national reserve warehouses under their respective management.

Article 26.- Building and protection of national reserve warehouses

1. National reserve warehouses must be built under the approved planning; must be modern with advanced preservation technologies, adequately furnished with facilities, equipment and means necessary for the process of warehousing, ex-warehousing and preservation of national reserve goods, preventing and combating natural disasters, fires, damage, loss and other causes of damage to national reserve assets.

2. National reserve warehouse zones must be safe and kept secret and properly protected.

3. The Finance Minister shall prescribe the standards of national reserve warehouses and promulgate the Regulation on protection of national reserve warehouses after consulting the heads of the national reserve goods-managing ministries and branches. The Defense Minister and the Public Security Minister shall prescribe the standards of national reserve warehouses and promulgate regulations on protection of national reserve warehouses under their respective management.

Section 3. PRESERVATION OF NATIONAL RESERVE GOODS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. National reserve goods must be preserved at the prescribed places, in strict compliance with the prescribed process and rules, or under preservation hiring contracts at the State’s orders, ensuring the quantity and quality safety in the course of reservation.

2. The national reserve goods-managing ministries and branches must take initiative in warehousing and ex-warehousing for rotational swap of national reserve goods upon the planned time limits for goods swap. For imported goods, adequate sources of new goods must be ensured according to the quality standards for reserve warehousing. For home-made goods, the volume of reserve goods in stock at any time must not be lower than 50% of the period-end in-stock reserve level and new goods must be adequately warehoused within six months.

Article 28.- Responsibilities for protecting and preserving national reserve goods

1. The national reserve goods-managing ministries and branches must strictly observe the law provisions on protection of State secrets regarding the national reserves.

2. The heads of the national reserve goods-managing ministries and branches are responsible for organizing, directing and inspecting the protection and preservation of national reserve goods; promptly detecting, preventing and handling acts of violating the law provisions on protection and preservation of national reserve goods.

3. The heads of the units directly managing national reserve goods are responsible for safely protecting and preserving the national reserve goods in terms of quantity and quality.

Article 29.- Elaboration and promulgation of quality standards, econo-technical norms, procedures, rules and duration for preservation of national reserve goods

1. The Finance Ministry and the national reserve goods-managing ministries and branches shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Science and Technology Ministry and the concerned agencies in, elaborating and promulgating according to their competence the quality standards of goods for national reserve warehousing.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned agencies in, elaborating and promulgating the econo-technical norms, process, rules and duration of preservation of national reserve goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 4. MANAGEMENT OF THE NATIONAL RESERVE IN CASH

Article 30.- Use of the national reserve in cash

The national reserve in cash shall be used only for purchase of the national reserve goods.

Article 31.- Management of the national reserve in cash

1. The Finance Ministry shall concentratedly manage the national reserve in cash at the State Treasury. Interests thereon shall be principalized to conserve and develop the national reserve fund.

2. Basing himself on the Prime Minister-prescribed ratio between the national reserve in goods and the national reserve in cash, the Finance Minister shall decide on the disbursement of the national reserve in cash to purchase national reserve goods, bear responsibility for his/her decisions and report thereon to the Prime Minister.

3. Vietnam State Bank shall have to promptly satisfy the requests for conversion of the national reserve in Vietnam dong into foreign currencies in service of the import of national reserve goods.

Chapter V

TASKS AND POWERS OF THE GOVERNMENT, THE PRIME MINISTER AND THE AGENCIES AND UNITS IN THE MANAGEMENT AND USE OF NATIONAL RESERVES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government exercises the uniform State management over national reserves, having the following tasks and powers:

a/ To submit to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee bills and draft ordinances on national reserves;

b/ To promulgate legal documents on national reserves according to its competence;

c/ To specify the organizational system of management of national reserves; to direct the organization and coordination in activities related to national reserves;

d/ To decide on the strategy and the planning on development of national reserves and the national reserve plans;

e/ To formulate and submit to the National Assembly the total national reserve and annual total national reserve increases;

f/ To allocate the budget expenditure estimates for national reserves; to decide on the list of national reserve goods, the national reserve volume of each goods category, and assign ministries and branches to manage national reserve goods; to report biannually and annually to the National Assembly Standing Committee on the list of national reserve goods;

g/ To prescribe the financial and budgetary management mechanism to meet the State management requirements and suit the operations of the national reserve branch;

h/ To perform and exercise other tasks and powers in the State management over national reserves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To approve the general planning on the system of national reserve warehouses;

b/ To prescribe the organization and operation of the specialized national reserve management agencies;

c/ To decide on the ratio between the national reserve in goods and the national reserve in cash;

d/ To approve the plans on the State's orders for national reserves;

e/ In case of necessity, to decide on adjustment of, or supplementation to, the list of national reserve goods, the national reserve levels, and assign ministries and branches to manage national reserve goods;

f/ To decide on the warehousing and ex-warehousing of national reserve goods according to Article 19 of this Ordinance;

g/ To perform other tasks and powers regarding national reserves as prescribed by the Government.

Article 33.- Tasks and powers of the Finance Ministry

The Finance Ministry shall be answerable to the Government for performing the State management over national reserves, having the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry in, submitting to the Government strategic projects and the planning on development of national reserves as well as the policies on national reserves;

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the national reserve goods-managing ministries and branches in, promulgating the econo-technical norms, process, rules and duration of preservation of national reserve goods and other legal documents on national reserves according to their competence;

4. To coordinate with the Planning and Investment Ministry in submitting to the Government the total national reserve and the total national reserve increase, making estimates and plans on distribution of capital for annual supplementation to the national reserves to the national reserve goods-managing ministries and branches;

5. To coordinate with the Planning and Investment Ministry in guiding the ministries and branches managing national reserve goods in working out the national reserve plans, the State's orders on national reserves, the list of national reserve goods and the reserve volume of goods of each category for summing up and submission to the Government;

6. To organize the direction and administration of national reserve activities, inspection and examination of the national reservation under annual plans and the Prime Minister's decisions; to handle according to its competence violations of law provisions on national reserves;

7. To base itself on the State budget estimates, the approved annual national reserve plans, the Prime Minister's decisions, econo-technical norms and the State's order for the goods to allocate sufficient financial sources for national reserves to the national reserve goods-managing ministries and branches; to evaluate and sum up the settlements of budget expenditures for national reserves;

8. To promulgate documents guiding the regulations on financial and budgetary management mechanism, decide on the ceiling prices, floor prices and compensation levels for damage to national reserve goods and expense levels for the warehousing, ex-warehousing, purchase, sale, preservation and insurance of national reserve goods; to guide, monitor, direct and inspect the quantity, quality and value of national reserve goods; to observe the regulations on management, preservation, purchase, sale, warehousing, ex-warehousing or rotational swap of national reserve goods;

9. To work out the planning and plans on training of officials and State employees engaged in the national reservation work, and formulate regimes and policies toward them;

10. To enter into international cooperation on national reserves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. To perform and exercise other tasks and powers regarding national reserves according to law provisions.

Article 34.- Tasks and powers of the Planning and Investment Ministry

The Planning and Investment Ministry has the following tasks and powers:

1. To evaluate and submit to the Government the strategy and the planning on development of national reserves;

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in, submitting to the Government the national reserve plans, the total national reserve, the total national reserve increase, making the estimates and plans on distribution of capital for supplementation to national reserves to the national reserve goods-managing ministries and branches, the list of national reserve goods and the reserve volume of goods of each category; to submit to the Government the State's goods orders for national reserves;

3. To coordinate with the Finance Ministry in submitting the strategic projects and the planning on national reserve development as well as the national reserve policies; to guide, direct and inspect the national reservation under the plans and the Prime Minister's decisions.

Article 35.- Tasks and powers of the national reserve goods-managing ministries and branches

The national reserve goods-managing ministries and branches have the following tasks and powers:

1. To coordinate with the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry in working out the strategy, development planning, plans, the State's goods orders and the list of national reserve goods as well as the reserve volume of goods of each category;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To report to the Prime Minister on the management of national reserve goods at the State's orders, and concurrently send reports thereon to the Finance Minister and the Planning and Investment Minister;

4. To perform and exercise other tasks and powers regarding national reserves according to law provisions.

Article 36.- Tasks and powers of the specialized national reserve management agency

The specialized national reserve manage-ment agency has the following tasks and powers:

1. To assist the Finance Ministry in performing the State management over national reserves; to directly organize the management of national reserve goods on the list assigned by the Government; to monitor the management of the whole special national reserve goods assigned by the Government to the ministries and branches for management;

2. To assist the Finance Minister in monitoring, inspecting and supervising the warehousing, ex-warehousing and use of the national reserve fund in the cases prescribed in Article 20 of this Ordinance and the performance of the contracts on hiring of national reserve goods preservation by the national reserve units;

3. To assist the Finance Minister in determining the requirements of the State's goods orders regarding the list and categories of goods, qualities, quality standards, prices, places for warehousing goods, warehousing time and preservation duration, econo-technical norms, ullage rate, expenses for preservation of national reserve goods, conditions for the performance of tasks; to sign and perform contracts on hiring of preservation of national reserve goods and monitor, inspect and sum up results of the performance of such contracts, then report them to the Finance Minister for submission to the Prime Minister;

4. To submit to the Finance Minister for decision the management and preservation funding for the units directly preserving national reserve goods;

5. To perform and exercise other tasks and powers regarding national reserves according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The national reserve units have the following tasks and powers:

1. To preserve national reserve goods, ensuring the sufficient quantity, right quality, goods categories and preservation places as prescribed in the State's goods orders;

2. To ensure that the in-stock national reserve volumes at warehouses can promptly meet the mobilization demands and be available in all circumstances;

3. To ex-warehouse national reserve goods only under the Prime Minister's or competent authorities' decisions;

4. To open a system of books and vouchers for monitoring the warehousing, ex-warehousing and rotational swap of national reserve goods and archive them strictly according to the prescribed regime; to periodically report on the warehousing, ex-warehousing and in-stock volumes to the specialized national reserve management agency and the managing ministries and branches;

5. To perform and exercise other tasks and powers regarding national reserves according to law provisions.

Article 38.- Tasks and powers of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities

The People's Committees of the provinces or centrally-run cities have the following tasks and powers:

1. To coordinate with, and create favorable conditions for, the agencies and units directly managing national reserves to well fulfill the tasks of warehousing, ex-warehousing, protecting, preserving and transporting national reserve goods, ensuring the secrecy and safety of national reservation activities in their localities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 39.- Tasks and powers of the agencies, organizations and units in the use of national reserve goods

1. The national reserve agencies and units assigned the tasks of ex-warehousing and supply of national reserve goods shall have to promptly effect the ex-warehousing, transport and delivery of goods at prescribed places in an expeditious and timely manner and ensuring the prescribed quantities, quality and procedures.

2. The agencies and organizations receiving national reserve goods shall have to receive and distribute the goods in strict compliance with the regimes and policies, to the prescribed subjects; observe the financial and budgetary regime, accounting and statistical regime, and submit to the inspection and supervision by competent State agencies; and within fifteen days after completing the distribution, to report on the distribution results to the specialized national reserve management agency for summing up and reporting to the Finance Minister.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- Implementation effect

This Ordinance takes implementation effect as from September 1, 2004.

All previous stipulations contrary to this Ordinance are hereby annulled.

Article 41.- Detailing and guiding the implementation of the Ordinance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.659

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.92.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!