Bình đẳng giới trong lao động là gì? Công ty cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?

Hiện nay bình đẳng giới trong lao động được hiểu như thế nào? Công ty cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?

Bình đẳng giới trong lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Như vậy, bình đẳng giới trong lao động là bình đẳng giữa nam và nữ về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Bình đẳng giới trong lao động là gì? Công ty cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?

Bình đẳng giới trong lao động là gì? Công ty cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?

Công ty cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?

Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.

Theo đó, người sử dụng lao động nói chung và người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ nói riêng cần thực hiện các điều sau để đảm bảo quyền bình đảng của lao động nữ:

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;

- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ.

- Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ;

- Ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.

Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về chính sách trong bình đẳng giới như sau:

Chính sách của Nhà nước
1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Từ quy định nêu trên, có thể hiểu rằng chính sách Nhà nước về bình đẳng giới trong lao động nhằm mục đích xây dựng một môi trường lao động công bằng và trung thực, nơi mọi người có cơ hội công bằng và không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Chính sách bình đẳng giới trong lao động không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững, khuyến khích sự công bằng, sáng tạo và xây dựng một xã hội tiến bộ.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH là những khoản nào?
Lao động tiền lương
Bậc lương là gì, ví dụ? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào?
Lao động tiền lương
Cưỡng bức lao động là gì? Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn để tuyển dụng NLĐ với mục đích cưỡng bức lao động bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Sổ quản lý lao động là gì? Có được lập sổ quản lý lao động bằng bản giấy không? Không lập sổ quản lý lao động được không?
Lao động tiền lương
Cung ứng lao động là gì, ví dụ? Quy định về cung ứng lao động đối với hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài thế nào?
Lao động tiền lương
Thang bảng lương là gì? Mức lương tối thiểu vùng khi xây dựng thang bảng lương được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Lương tạm ứng là gì? Ví dụ về lương tạm ứng? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên ra sao?
Lao động tiền lương
Nghỉ phép thường niên là gì? Quy định về nghỉ phép thường niên hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Năng lực pháp luật lao động là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
Lao động tiền lương
Về hưu non là gì? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất: Giảm tỷ lệ lương hưu khi về hưu non đi bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
1,288 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào