Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức không bị kỷ luật cách chức?

Cách chức được hiểu như thế nào? Trường hợp nào công chức không bị kỷ luật cách chức?

Cách chức là gì?

Đối với người lao động:

Hiện nay pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về cách chức trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên có thể hiểu cách chức là một hình thức kỷ luật (theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019) mà người có thẩm quyền quyết định cho người lao động không được tiếp tục giữ chức vụ hiện tại nữa.

Đối với cán bộ, công chức:

Căn cứ khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có định nghĩa về cách chức như sau: Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức không bị kỷ luật cách chức?

Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức không bị kỷ luật cách chức?

Trường hợp nào công chức không bị kỷ luật cách chức?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Theo đó, hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và cán bộ.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định 04 trường hợp cán bộ được miễn trách nhiệm kỷ luật bao gồm:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Như vậy, công chức sẽ không bị kỷ luật cách chức nếu rơi vào 04 trường hợp được miễn trách nhiệm kỹ luật bao gồm:

1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008.

3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi thi hành công vụ.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Công chức bị cách chức thì thời hạn nâng bậc lương tối đa mấy tháng?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định như sau:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.

Theo đó công chức bị xử lý kỷ luật cách chức thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Có thể sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là ai? Quyền của người sử dụng lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động là ai? Người lao động có quyền gì?
Lao động tiền lương
Việc làm là gì? Chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Lao động tiền lương
Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động là gì? Hợp đồng cung ứng lao động Nhật Bản gồm nội dung gì?
Lao động tiền lương
Kỷ luật lao động là gì? Khi nào người sử dụng lao động được quyền xử lý kỷ luật lao động?
Lao động tiền lương
Cưỡng bức lao động là gì? Cưỡng bức lao động gây tổn thương cơ thể 32% có bị phạt tù không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
302 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 06 văn bản quy định về Thừa kế mới nhất Những quy định mới nhất về thuê trọ theo Luật Nhà ở 2023 cần phải biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào