Chế độ bảo hộ lao động là gì? Người lao động được hưởng những quyền lợi gì theo chế độ bảo hộ lao động?
Chế độ bảo hộ lao động là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...
Có thể hiểu, chế độ bảo hộ lao động là một hệ thống các quyền lợi của người lao động được hưởng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe và đời sống vật chất ổn định trong quá trình làm việc.
Việc thực hiện đầy đủ chế độ bảo hộ lao động không chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn là quyền lợi của người lao động.
Chế độ bảo hộ lao động là gì? Người lao động được hưởng những quyền lợi gì theo chế độ bảo hộ lao động?
Người lao động được hưởng những quyền lợi gì theo chế độ bảo hộ lao động?
Chế độ bảo hộ lao động được quy định tại Mục 3 Chương 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là tập hợp các quy định từ Điều 21 đến Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền lợi mà người lao động được hưởng trong chế độ bảo hộ lao động.
Theo đó, các quyền lợi của người lao động được hưởng theo chế độ bảo hộ lao động bao gồm:
(1) Khám sức khỏe định kỳ:
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động hàng năm. Đối với những người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc thuộc nhóm đặc biệt (khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi), phải khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
Ngoài ra, người lao động cũng sẽ được người sử dụng lao động chi trả các chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp nếu được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
(2) Được bảo đảm an toàn lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
(3) Phương tiện bảo vệ cá nhân:
Theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động sẽ được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ đúng tiêu chuẩn khi làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
(4) Bồi dưỡng sức khỏe:
Theo Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sẽ được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
(5) Thời gian làm việc an toàn:
Người lao động được bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn và thời gian làm việc hợp lý.
Theo quy định tại Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
(6) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe:
Theo Điều 26 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
(7) Được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe
Theo quy định tại Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động được sắp xếp công việc phù hợp dựa vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì trong an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có các nghĩa vụ sau trong an toàn vệ sinh lao động:
- Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2025/thang-02/05/ldtl-13.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2025/thang-02/05/ldtl-2.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3697.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/LA/16.01.2025/hop-dong-lao-dong-ngan-han.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3674.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2024/thang-11/09/ldtl-8.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/LA/16.01.2025/bao-mat-tien-luong-1.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3641.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3499.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3491.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?