Vệ sinh lao động là gì, ví dụ về vệ sinh lao động? Trong công tác an toàn vệ sinh lao động công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm gì?
Vệ sinh lao động là gì?
Theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
...
Theo đó vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Ví dụ về vệ sinh lao động?
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về vệ sinh lao động:
- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Đảm bảo nơi làm việc có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để người lao động không bị ảnh hưởng bởi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
- Giảm thiểu tiếng ồn: Sử dụng các biện pháp cách âm hoặc cung cấp tai nghe bảo vệ để giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường làm việc, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất.
- Kiểm soát bụi và khí độc: Sử dụng hệ thống thông gió, lọc không khí và cung cấp khẩu trang bảo hộ để giảm thiểu tác động của bụi và khí độc trong không khí.
- Trang bị bảo hộ lao động: Cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, kính bảo hộ, và giày bảo hộ để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ tai nạn.
- Vệ sinh cá nhân: Đảm bảo người lao động có điều kiện vệ sinh cá nhân tốt, như có khu vực rửa tay, nhà vệ sinh sạch sẽ và các biện pháp vệ sinh khác.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Vệ sinh lao động là gì, ví dụ về vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)
Trong công tác an toàn vệ sinh lao động công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn vệ sinh lao động như sau
- Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
- Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động.
- Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
- Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
- Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 để tiến hành điều tra.
- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khi được người lao động ở đó yêu cầu.
XEM THÊM: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động ra sao?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?