Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được quy định thế nào?
- Việc đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được quy định thế nào?
- Có bao nhiêu mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
Việc đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện nhằm mục đích gì?
Việc đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13167:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nhằm xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng các biện pháp thực hành đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm thực phẩm.
Các tiêu chí đánh giá thể hiện dưới dạng danh mục kiểm tra (checklist), được thiết kế để áp dụng và/hoặc xem xét hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện hành của tổ chức, bao gồm cơ sở sản xuất, cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho chuỗi cung ứng thực phẩm.
...
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện nhằm xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng các biện pháp thực hành đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm thực phẩm.
Lưu ý: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức sau đây:
- Cơ sở sản xuất bao bì và vật chứa;
- Nông dân/cơ sở trồng trọt, chăn nuôi;
- Cơ sở xuất khẩu và nhập khẩu;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ logistic;
- Cơ sở sản xuất/cơ sở chế biến;
- Cơ sở bán lẻ;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu kho và ký gửi;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ logistic bên thứ ba;
- Cơ sở vận chuyển;
- Cơ sở bán buôn.
Việc đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13167:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm quy định thì yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được hướng dẫn cụ thể như sau:
Thứ tự | Điểm kiểm soát | Tiêu chí đánh giá | Mức độ |
7. | Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ | ||
7.1 | Tổ chức có hồ sơ nội bộ để xác nhận hiệu lực của tất cả các giai đoạn quá trình liên quan từ khi thương phẩm được tiếp nhận đến khi thương phẩm được giao cho các đối tác thương mại | Phải có hồ sơ và nhật ký để xác nhận hiệu lực của tất cả các quy trình của tổ chức, từ việc tiếp nhận thương phẩm đến thời điểm thương phẩm được giao cho các đối tác thương mại. | Bắt buộc |
7.2 | Có tài liệu miêu tả việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc như cơ cấu tổ chức, trách nhiệm hoạt động và khả năng của hệ thống truy xuất nguồn gốc | Phải có các tài liệu miêu tả cơ cấu tổ chức, trách nhiệm hoạt động và khả năng của hệ thống để truy xuất nguồn gốc như: - cơ cấu tổ chức; - sự phụ thuộc; - vai trò; - nhân sự; - cơ sở hạ tầng; - phương pháp thu thập tài liệu; - phần mềm được sử dụng (nếu có). | Bắt buộc |
7.3 | Các tài liệu liên quan đến thông tin truy xuất nguồn gốc của thương phẩm được duy trì cho đến hết vòng đời và được lưu trữ trong thời gian tối thiểu một năm | Tất cả các hồ sơ phải được cập nhật trong thời gian tối thiểu là một năm, phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn hoặc yêu cầu thương mại được xác định trong các mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức. | Bắt buộc |
7.4 | Tất cả các tài liệu của hệ thống truy xuất nguồn gốc được cập nhật (ít nhất hàng năm), phản ánh quá trình và thủ tục hiện hành | Phải có sự thống nhất giữa các quá trình và tài liệu truy xuất nguồn gốc hiện tại. Cần phải xác nhận rằng những gì xảy ra trong dây chuyền sản xuất được phản ánh trong tài liệu về dây chuyền đó. | Bắt buộc |
7.5 | Các tài liệu liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc (dữ liệu truy xuất nguồn gốc) được lưu giữ tại một khu vực/địa điểm giới hạn với sự ủy quyền của người được chỉ định | Tổ chức cần có một khu vực giới hạn truy cập và cấp phép các tài liệu được kiểm soát, nơi tất cả dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại, lưu trữ và/hoặc quản lý. | Khuyến nghị |
Có bao nhiêu mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
Các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13167:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm như sau:
Bảng 1: Các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốc
Mức độ tuân thủ | Diễn giải | Yêu cầu |
Bắt buộc | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, chuyên gia đánh giá không được chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng” | Phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Bắt buộc có điều kiện | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, nhưng chuyên gia đánh giá có thể chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng”, tùy theo thực tế hoặc tình huống cụ thể được thực hiện trong mỗi tổ chức | Phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Tùy chọn | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 12850 thuộc trách nhiệm của đối tác thương mại của các thương phẩm do tổ chức tiếp nhận được đánh giá | Không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Khuyến nghị | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn khác ngoài TCVN 12850, theo các biện pháp thực hành sản xuất tốt hoặc theo hướng dẫn truy xuất nguồn gốc quốc tế (xem Phụ lục A) | Không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Như vậy, theo quy định, có 4 mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốcthực phẩm, bao gồm:
(1) Bắt buộc;
(2) Bắt buộc có điều kiện;
(3) Tuỳ chọn;
(4) Khuyến nghị.
Mỗi điểm kiểm soát có thể được đánh giá là tuân thủ (“Có”), không tuân thủ (“Không”) hoặc không áp dụng.
Câu trả lời “không áp dụng” không được sử dụng cho các điểm kiểm soát "bắt buộc". Đối với các điểm kiểm soát còn lại, chỉ có trưởng nhóm đánh giá được quyền quyết định câu trả lời “không áp dụng”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?