Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định như thế nào?

Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực đường thủy nội địa cụ thể là gì? Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn!

Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Tại Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định cụ thể:

- Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường thủy nội địa hạn chế ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai. Ngăn chặn hành vi có nguy cơ gây hư hại kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ hoặc các công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai trong phạm vi trách nhiệm quản lý. Khi phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá khả năng của mình, phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết trước mùa mưa, bão.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai theo loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai, gồm các nội dung chính sau:

a) Thực hiện các biện pháp neo, buộc, chằng, chống để bảo vệ công trình, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, nhà cửa, kho tàng khi có thiên tai;

b) Kế hoạch sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; lập phương án cứu hộ, cứu nạn và di dân đến nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra;

c) Dự phòng vật tư, phương tiện, trang thiết bị; dự trữ lương thực, thực phẩm cho công tác phòng, chống thiên tai để sử dụng khi cần thiết;

d) Bảo đảm an toàn cho các công trình trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng do hoạt động giao thông đường thủy, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông; phương án Điều tiết, tổ chức giao thông ở các khu vực trọng điểm, đảm bảo an toàn giao thông;

đ) Theo dõi diễn biến của thiên tai và mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với công trình; theo dõi mức độ chịu thiên tai của các công trình và trang thiết bị;

e) Chế độ thông tin trong thời gian có thiên tai, trong đó dự kiến các tình huống xấu có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin liên lạc để chủ động khắc phục nhanh và hiệu quả.

- Tổ chức kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại đơn vị và các đơn vị, bộ phận trực thuộc, đặc biệt là các công trình trọng điểm, xung yếu.

- Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về công tác phòng, chống thiên tai.

- Tổ chức hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ quan, đơn vị.

Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Theo Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định:

- Tuân thủ trình tự quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

- Trong quá trình thi công, khi có dự báo về thiên tai có thể xảy ra tại khu vực có công trình, phải nhanh chóng kiểm tra tình hình thực tế, các trang thiết bị, phương tiện thi công và có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, công trình.

Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đang khai thác

Căn cứ Điều 8 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT như sau:

- Có phương án bảo đảm an toàn hoặc thu hồi, bảo quản các đèn báo hiệu, biển hiệu, phao báo hiệu và phụ kiện trước các đợt lũ, bão phù hợp với mực nước báo động lũ ở từng lưu vực sông (ưu tiên công tác trục phao báo hiệu trước đợt lũ, bão xảy ra trong nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa); kịp thời triển khai lại hệ thống báo hiệu ngay sau lũ, bão.

- Các cột báo hiệu dạng dàn, hệ thống trụ neo, phao neo, các công trình, vật kiến trúc khác phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời trước mùa mưa, lũ.

- Hệ thống kè, đập chỉnh trị tùy theo công năng của từng loại kè, cụm kè phải tiến hành duy tu định kỳ trước hoặc sau thiên tai theo quy trình.

- Các cầu trọng yếu trên tuyến đường thủy nội địa phải có phương án Điều tiết hướng dẫn giao thông, phương án chống va trôi cụ thể cho từng vị trí cầu; có kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phương án.

Bên cạnh đó Điều 9 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai đối với phương tiện thủy như sau:

- Đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện

a) Khi hành trình trên các tuyến đường thủy nội địa, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tuyệt đối tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai, thực hiện nghiêm chế độ thông tin liên lạc; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, đưa phương tiện vào vị trí neo đậu an toàn hoặc khu neo đậu tránh thiên tai. Trường hợp không đủ thời gian đưa phương tiện ra khỏi vùng ảnh hưởng của thiên tai phải có phương án hợp lý Điều động tránh thiên tai và phát tin cảnh báo, thông báo đến các cơ quan, đơn vị, phương tiện gần nhất một cách nhanh nhất để được trợ giúp, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu đến người, phương tiện, hàng hóa;

b) Khi neo đậu làm nhiệm vụ trong cảng, bến

Tuân thủ nghiêm lệnh sơ tán phương tiện của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực, đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến đến khu vực neo đậu hoặc biện pháp neo đậu, yêu cầu tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;

Phải bố trí lực lượng trực trên phương tiện theo quy định và chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai; lực lượng, thiết bị trên phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng cơ động;

Có phương án neo đậu phù hợp với địa hình, địa chất đáy của sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh; tuân thủ nghiêm quy định neo, buộc dưới tác động của hướng gió, dòng chảy, mật độ phương tiện tại khu vực neo đảm bảo an toàn.

c) Phương tiện chở hàng phải tuân thủ nghiêm quy định về chất xếp và bảo quản hàng hóa đối với từng chủng loại hàng chở xô, bao, thùng, kiện và hàng bảo quản. Kiểm tra tình trạng chằng, buộc, che chắn theo từng loại hàng và các thiết bị trên phương tiện, có biện pháp chuẩn bị, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra;

d) Đối với phương tiện chở khách

Chấp hành nghiêm chỉ đạo, lệnh Điều động, sơ tán hành khách lên bờ, không tiếp nhận hành khách, di chuyển phương tiện đến vị trí neo đậu an toàn trước khi thiên tai xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa.

đ) Đối với phương tiện phà chở khách ngang sông

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa. Bố trí lực lượng, chuẩn bị phương án ứng phó thiên tai khi được Điều động;

Kiểm tra hệ thống neo, buộc phương tiện trước khi thiên tai xảy ra và chủ động phòng, tránh khi nhận được thông tin cảnh báo, thông báo về thiên tai, đặc biệt khu vực ảnh hưởng trực tiếp do lũ, dòng chảy xiết.

- Các chủ phương tiện phải chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu dự phòng để hoạt động, phối hợp ứng phó trong mùa lũ, bão.

Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người vi phạm đường thủy không ký được biên bản thì có được điểm chỉ thay thế ký biên bản không?
Pháp luật
Khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đường thủy xong cán bộ có phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông đường thủy yêu cầu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy được đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
771 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào