Yêu cầu về giới hạn tốc độ khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay thế nào? Trường hợp nào phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo đẩy tàu bay?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề kéo đẩy tàu bay. Cho tôi hỏi yêu cầu về giới hạn tốc độ khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay thế nào? Trường hợp nào phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo đẩy tàu bay? Câu hỏi của anh Thành Vinh ở Cần Thơ.

Yêu cầu về giới hạn tốc độ khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 46 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về cung cấp dịch vụ kéo đẩy tàu bay như sau:

Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
...
3. Khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người điều khiển tuân thủ các giới hạn về tốc độ như sau:
a) Không vượt quá 10 km/h khi đang kéo, đẩy tàu bay;
b) Không vượt quá 25 km/h khi chạy không tải.
...

Theo đó, khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người điều khiển phải tuân thủ yêu cầu các giới hạn tốc độ sao cho không vượt quá 10 km/h khi đang kéo đẩy tàu bay và không vượt quá 25 km/h khi chạy không tải.

Kéo đẩy tàu bay

Kéo đẩy tàu bay (Hình từ Internet)

Trong quá trình kéo đẩy tàu bay thì phải tuân thủ theo những quy định nào?

Căn cứ khoản 4, 5,7,8 và khoản 9 Điều 46 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về cung cấp dịch vụ kéo đẩy tàu bay như sau:

Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
...
4. Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay không được:
a) Tăng tốc hoặc dừng đột ngột;
b) Để người đu, bám bên ngoài buồng lái của xe kéo đẩy tàu bay;
c) Để chèn bánh hoặc vật khác trên cần kéo đẩy tàu bay;
d) Để người đứng, ngồi trên cần kéo đẩy tàu bay;
đ) Cài số lùi để kéo tàu bay.
5. Khi kéo, đẩy tàu bay trong điều kiện ban đêm hoặc sương mù, phải đảm bảo đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay đã được bật sáng và đèn pha, đèn tín hiệu trên nóc xe kéo đẩy phải bật sáng.
...
7. Trước khi kéo, đẩy tàu bay, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và người chỉ huy kéo đẩy tàu bay phải kiểm tra, quan sát các phương tiện, thiết bị khác đảm bảo đã rút ra khỏi khu vực an toàn tại vị trí đỗ tàu bay; tiến hành việc kéo, đẩy tàu bay theo huấn lệnh của người chỉ huy kéo đẩy và phải giữ liên lạc hai chiều với kiểm soát viên không lưu.
8. Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay từ vệt lăn trên sân đỗ vào vị trí đỗ tàu bay và ngược lại, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay phải chấp hành lệnh của người chỉ huy kéo đẩy, người chỉ huy kéo đẩy phải ở trong tầm nhìn thấy của nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và nhân viên kỹ thuật tàu bay, đồng thời giữ khoảng cách di chuyển an toàn tối thiểu là 03 m so với xe kéo đẩy tàu bay, cần kéo đẩy và mũi tàu bay; nhân viên cảnh giới phải quan sát hai bên mút cánh tàu bay và phía sau tàu bay để đảm bảo an toàn trong quá trình kéo đẩy.
9. Chỉ được phép kéo, đẩy tàu bay theo đúng các vệt lăn, vệt dẫn lăn quy định. Khi kéo, đẩy tàu bay không được vượt quá góc giới hạn quy định được đánh dấu tại vị trí càng bánh mũi.

Theo đó, trong quá trình kéo đẩy tàu bay phải tuân thủ các yêu cầu như không được tăng tốc hoặc dừng đột ngột; để người đu, bám bên ngoài buồng lái của xe kéo đẩy tàu bay; để chèn bánh hoặc vật khác trên cần kéo đẩy tàu bay; để người đứng, ngồi trên cần kéo đẩy tàu bay và cài số lùi để kéo tàu bay.

Và khi kéo, đẩy tàu bay trong điều kiện ban đêm hoặc sương mù, phải đảm bảo đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay đã được bật sáng và đèn pha, đèn tín hiệu trên nóc xe kéo đẩy phải bật sáng.

Trường hợp nào phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo đẩy tàu bay?

Căn cứ khoản 6 Điều 46 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về cung cấp dịch vụ kéo đẩy tàu bay như sau:

Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
...
6. Phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo, đẩy tàu bay trong các trường hợp sau:
a) Tàu bay không thể bật đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay, phải có nhân viên cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay;
b) Có hoạt động xây dựng, sửa chữa trên đường lăn hoặc lân cận vị trí đỗ làm hạn chế khoảng cách an toàn đối với tàu bay;
c) Điều kiện thời tiết làm hạn chế tầm nhìn khi hoạt động;
d) Tàu bay khi được đẩy ra hoặc kéo vào; lăn ra hoặc lăn vào vị trí đỗ mà bên cạnh có tàu bay, phương tiện, thiết bị khác khác đỗ thì phải có người cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay.
...

Theo đó, phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo đẩy tàu bay trong các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 46 nêu trên.

Trong đó có trường hợp tàu bay không thể bật đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay, phải có nhân viên cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay.

Tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tàu bay được coi là đang bay trong khoảng thời gian nào?
Pháp luật
Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào? Người gửi hàng tàu bay có quyền định đoạt hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Bay chặn là gì? Ai có thẩm quyền ra lệnh bay chặn tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam theo quy định?
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Động cơ tàu bay là gì? Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu bay hiện nay như thế nào? Yêu cầu và điều kiện khi đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
Pháp luật
Thành viên tổ lái tàu bay có phải là ngành, nghề, công việc đặc thù? Thành viên tổ lái tàu bay khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải thông báo trước?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
Pháp luật
Phương án mới nhất của Bộ Quốc phòng thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo như thế nào?
Pháp luật
Người cho phép đưa vào sử dụng máy bay không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật có bị xử lý hình sự?
Pháp luật
Trong hồ sơ đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay Việt Nam thì bản sao hợp đồng thuê tàu bay có cần phải chứng thực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu bay
1,957 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào