Yêu cầu quản lý sức khỏe người lao động được quy định như thế nào? Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm những gì?
Yêu cầu quản lý sức khỏe người lao động được quy định như thế nào?
Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động được quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:
(1) Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
(2) Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
- Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Đồng thời tại Điều 27 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định
- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
Yêu cầu quản lý sức khỏe người lao động được quy định như thế nào? Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm những gì? (hình từ internet)
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
...
Như vậy, hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm có:
- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
Doanh nghiệp có phải xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động hằng năm?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về nội dung quản lý vệ sinh lao động:
Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
e) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
Như vậy, hằng năm, doanh nghiệp phải xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì? Trách nhiệm dân sự của pháp nhân?
- Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm theo Nghị định 168/2024? Sử dụng giấy phép lái xe hết điểm bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào? Quy định về cấp giấy phép lái xe từ 2025?
- Mẫu Bản khai tự xác định hạng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?